Ba trẻ nhỏ bị chó cắn biến dạng mặt
Gia lai: 16 người bị chó cắn khi đi tập thể dục trên đường |
Thầy giáo phát bệnh dại tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn |
Quảng Nam: Chó tuột xích, xông vào cắn nát tay người đi đường |
Trường hợp đầu tiên là bé L.N.D. (17 tháng tuổi, ngụ Cái Bè, Tiền Giang, nặng 10 kg). Ngày 14/5, khi bé đang ăn xúc xích, con chó lớn nhà hàng xóm đã cắn và ngoạm vào đầu, mặt bé. Con chó này chưa được tiêm phòng dại. Sau đó, bé được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang, chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 trong chiều cùng ngày.
TS Đẩu nhận định bé có vết thương vùng mặt phải phức tạp, nhiều đường rách, lộ tổ chức cơ, mỡ, xương, răng.
Bác sĩ kiểm tra phát hiện vùng đầu bé bị chảy máu. Sau khoảng một giờ lau sạch vết máu khô bết vào tóc, các bác sĩ phát hiện bé bị thêm một vết thương hở vùng đầu, lộ xương sọ. Bệnh nhi phải trải qua ca phẫu thuật kéo dài 3,5 tiếng để xử trí các tổn thương.
Trường hợp thứ 2 là bé trai 18 tháng, ở Bình Dương, bị chó cắn vào mặt với vết thương dài 15 cm, sâu 1 cm. Người nhà đã đưa bé đến bệnh viện ở Thủ Đức để khâu vết thương. Tuy nhiên, một tuần sau, vết thương bị bung chỉ, nhiều vùng da hoại tử, nhiễm trùng. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bé trai được điều trị kháng sinh một tuần, sau đó cắt lọc, may lại vết thương.
| |
Bé gái ở Tây Ninh bị chó cắn dập nát vùng má phải khi đến gần con vật. Ảnh: BH. |
Bệnh nhi thứ 3 là bé gái 19 tháng tuổi, ở Tây Ninh. Trước đó, trưa 10/6, khi bé đến gần con chó của nhà đang ăn thì bị cắn. Bé được bệnh viện địa phương sơ cứu và nhanh chóng chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1.
Nhận thấy tình trạng bé nguy kịch, vùng má dập nát, lộ da, mô, mỡ... các bác sĩ lên lịch mổ cấp cứu trong đêm.
Sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ may lại toàn bộ tổn thương cho bé với 5 m chỉ.
TS Đẩu cho biết cả ba trường hợp trên đều là loại chó hàng ngày chơi với bé, trong đó, đa số đều không được tiêm ngừa.
TS Đẩu khuyến cáo gia đình có trẻ nhỏ nên hạn chế nuôi chó. Những gia đình có chó, nên tiêm ngừa, rọ mõm hoặc xích ở nơi xa trẻ nhỏ. Đồng thời, người lớn cần thường xuyên nhắc nhở trẻ không đến gần, chọc thú nuôi.
Khi phát hiện bé bị thú nuôi cắn, người nhà cần bình tĩnh, nhanh chóng cách ly trẻ khỏi con vật, rửa vết thương với vòi nước sạch. Bé cần được chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để rửa vết thương bằng dung dịch y khoa và xử lý các tổn thương.
Khi người lớn bị chó cắn, vết thương thường ở chân tay, trong khi trẻ thường ở vùng đầu, mặt nên tổn thương nặng.
Vết thương do chó cắn thường dập nát, thiểu hổng, ảnh hưởng nhiều cơ quan và dễ nhiễm tạp khuẩn. Do đó, các bệnh nhi sau khi được xử lý tổn thương cần được tiêm ngừa.
"Nhiều phụ huynh vì phẫn uất nên giết chết con chó. Điều này không nên. Chúng ta cần giữ lại dể theo dõi biểu hiện của con chó này. Nếu có biểu hiện dại, bé sẽ được tiêm ngừa phù hợp", TS Đẩu cho hay.