Người Châu Á làm việc nhiều nhất thế giới
Quang Hải lọt Top 20 cầu thủ hay nhất châu Á 2019 Nơi hạnh phúc nhất EU Các nhà mạng Châu Âu sẽ "đổ bộ" vào Việt Nam từ năm 2020 |
Làm việc không ngừng nghỉ
Trường hợp của nhân viên văn phòng 39 tuổi này không phải là điều bất thường tại đảo quốc sư tử. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện tại 40 thành phố trên thế giới, trung bình thời gian làm việc tại Singapore thường kéo dài tới 45 giờ/tuần. Theo đó, số giờ làm việc của người dân nước này xếp thứ hai tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Kết quả của khảo sát dựa trên thời gian mà người lao động đến cơ quan, số giờ làm việc cũng như số ngày nghỉ phép của họ. Đáng chú ý, ba thành phố trong top 5 đều nằm tại Châu Á.
Trong đó, siêu đô thị Tokyo của Nhật Bản chiếm vị trí hàng đầu. Singapore đứng thứ hai. Nước Mỹ có hai vị trí với Washington đứng thứ ba và Houston, bang Texas đứng thứ năm. Kuala Lumpur của Malaysia với 46 giờ làm việc bình quân mỗi tuần đứng thứ tư.
Ở đầu kia của bảng xếp hạng, các thành phố được đánh giá là có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống tốt nhất đều ở Bắc Âu. Đó là Helsinki ở Phần Lan, tiếp theo là Munich của Đức, Oslo của Na Uy. Tại những thành phố này, số giờ làm việc trung bình trong tuần đều là dưới 39 tiếng.
Trung bình người lao động tại thành phố Munich, Đức nghỉ phép gần 30 ngày/năm, trong khi đó tại Singapore chỉ là 14 ngày. Tuy nhiên nó vẫn còn là quá xa xỉ so với con số 10 ngày mỗi năm tại Tokyo, Nhật Bản.
Làm việc căng thẳng đến kiệt sức cũng là nguyên nhân khiến con người rơi vào trạng thái trầm cảm, thậm chí là là trụy tim, đột quỵ hoặc tự tử vì căng thẳng.
Tại Nhật Bản, đất nước có số giờ làm việc nhiều nhất thế giới mỗi năm có tới gần 2.000 ca tử vong có liên quan đến công việc, chủ yếu do đột quỵ, đau tim, trầm cảm và tự tử. Cứ 5 người lao động có 1 người nằm trong nhóm có nguy cơ tử vong vì làm việc quá sức.
Tỷ lệ người trẻ tự tử ở Nhật cũng đang ở mức cao nhất trong 30 năm qua, trong đó áp lực quá lớn từ công việc được cho là một trong những nguồn cơn chính.
Năng suất có tỷ lệ thuận với thời gian làm việc?
Ông Erman Tan, cựu Chủ tịch Viện Nhân sự Singapore cho rằng đó là do văn hóa và hành vi làm việc của người lao động ở quốc gia này. “Người Singapore vốn cho rằng chăm chỉ làm việc là một đức tính tốt. Bên cạnh đó, đảo quốc sư tử còn là nơi có môi trường cạnh tranh cao. Vì vậy mọi người phải cố gắng hết sức để bắt kịp”, ông Erman nhấn mạnh.
Văn hóa tham công tiếc việc cũng là một nguyên nhân. Betty Ho, cựu nhân viên 41 tuổi, từng làm việc tại một công ty Nhật Bản tại Singapore là một ví dụ. Betty cho biết: “Bạn không thể đến trễ, có rất nhiều cuộc họp, bàn làm việc của bạn phải gọn gàng, ngăn nắp trong khi đó ông chủ luôn đúng và bạn không được rời văn phòng trước ông ấy”.
Tuy nhiên, Giờ làm cao hơn, năng suất có cao hơn? Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy, mỗi giờ làm việc trung bình người lao động Nhật Bản tạo ra được 46,10 USD cho Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Trong khi đó, người Phần Lan tạo được 64,60 USD/giờ. Như vây, ngay cả khi làm việc hơn người Phần Lan 125 giờ mỗi năm nhưng người lao động Nhật Bản vẫn đóng góp ít hơn cho nền kinh tế.
Một kết luận tương tự cũng đã được đưa ra bởi gã khổng lồ công nghệ Microsoft của Mỹ khi họ thử nghiệm một tuần làm việc bốn ngày tại các văn phòng của mình tại Nhật Bản. Kết quả cho thấy người lao động vui vẻ hơn và năng suất công việc tăng tới 40%. Mặt khác, lượng điện tiêu thụ tại nơi làm việc còn giảm 1/4.
Ngày nay, nhờ có công nghệ hiện đại, công việc có thể được thực hiện từ bất cứ đâu. Tại nhà, trên tàu, trên điện thoại thông minh, bạn có thể trả lời email, trò chuyện và tin nhắn…Bạn có thể làm mọi thứ bằng điện thoại và tích hợp công việc, làm việc suốt ngày đêm.
Tuy nhiên, chính việc có thể kết nối làm việc trong 24 giờ lại gây phiền hà với người lao động. Nhiều người lao động cho biết họ muốn tắt điện thoại sau một ngày dài làm việc căng thẳng.
Etain Chow, 28 tuổi đang giữ vị trí quản lý tại một công ty quảng cáo ở Kuala Lumpur cho biết cô tự đặt ra cho mình các quy tắc để tránh rơi vào cái bẫy này. Cô không trả lời email và tin nhắn làm việc trước 9 giờ sáng hoặc sau 7 giờ 30 phút tối, đồng thời không làm việc vào cuối tuần.
Tuy nhiên, điều này khó có thể thực hiện khi cô sắp đến hạn nộp báo cáo hoặc dự án. Thỉnh thoảng cô ấy vẫn phải ở lại văn phòng đến tận 9 giờ tối và làm việc cả ngày thứ bảy.