Người bị tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi đang mắc bệnh
Trước đó, PV Tuổi trẻ và Pháp luật trao đổi với Phó trưởng Công an xã Vân Nam (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) về vụ án mạng xảy ra chiều 9/10 trên địa bàn.
Phó Trưởng Công an xã Vân Nam cho biết, đối tượng tên Đặng Xuân Hòa (SN 1986, trú tại Cụm 1 xã Vân Nam). Đối tượng trước đó thỉnh thoảng có biểu hiện thần kinh, còn ngày thường vẫn đi buôn bán với vợ con.
Hiện trường vụ án mạng |
Theo Luật sư Công ty Luật Phúc Quang (phố Vương Thừa Vũ, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) Trước hết cơ quan công an Thành phố Hà Nội bắt tạm giữ, tạm giam đối tượng gây án để phục vụ quá trình điều tra.
Nếu chứng cứ xác định đối tượng gây án có biểu hiện thần kinh, tâm thần thì cần xác định chính xác đối tượng gây án trên có mắc bệnh tâm thần, thần kinh hay không. Cần phải bắt buộc trưng cầu giám định theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 yêu cầu đây là một trong những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại khoản 1 Điều 206.
Theo đó, Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định “Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định: 1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;” Đối tượng bị buộc tội sẽ được đưa đến trung tâm giám định thần kinh trung ương để xác định tình trạng bệnh.
Trường hợp 1: Theo quy định tại điều 21 bộ luật hình sự 2015: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, mắc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Nếu kết quả giám định cho thấy người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh tâm thần thì Viện Kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết quả này đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh mà không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mình đã thực hiện.
Trường hợp 2: Theo quy định tại điều 21 Bộ luật Hình sự 2015: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.” Người bị bệnh thần kinh, tâm thần chỉ được miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh. Đồng thời, tình trạng bệnh ở mức làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi. Còn nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái hoàn toàn bình thường mà trước khi bị kết án mới lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì có thể vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015
Cụ thể, “Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Trong trường hợp này, Tòa án sẽ căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần để ra quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi người đó khỏi bệnh thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trên thực tế, ranh giới để xác định mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi phạm tội hay sau khi thực hiện hành vi phạm tội đôi khi rất mong manh, yêu cầu cơ quan điều tra phải thực hiện các nghiệp vụ điều tra một cách kỹ lưỡng, thận trọng.