Người tâm thần gây án mạng, sẽ bị xử lý ra sao?
Kiểm soát chặt chất độc Xyanua để tránh những vụ án mạng vì tình Công an bác thông tin xảy ra án mạng trên phố Tràng Tiền Vĩnh Phúc: Điều tra án mạng khiến một phụ nữ tử vong |
Cụ thể, sáng 28/10, tại xóm Chiềng 1, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đã xảy ra vụ án mạng khiến 2 người tử vong. Nghi phạm là H. V. D (SN:1991, trú tại xóm Chiềng 1, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn).
Theo cán bộ xã, H. V. D bị bệnh tâm thần, đã được cấp sổ và hưởng bảo trợ xã hội. D không có mâu thuẫn gì với 2 nạn nhân trên.
Trước đó, trên địa bàn phường Dữu Lâu, TP Việt Trì xảy ra vụ cướp tiệm vàng. Đối tượng là Đ.Q.M, từng đi trại tâm thần điều trị nhưng không được cấp sổ theo dõi.
Mới đây, ngày 12/10, trên địa bàn phường Minh Nông, TP Việt Trì cũng xảy ra vụ án mạng, nạn nhân là ông Đ.V.H (SN 1957, trú tại Đội 4, khu Thông Đậu, phường Minh Nông, TP Việt Trì). Hung thủ được xác định là Đ.V.Đ (SN 1992), có tiền sử bị bệnh tâm thần và là con trai của nạn nhân.
Lực lượng chức năng đến hiện trường vụ án mạng đau lòng tại huyện Tân Sơn (Phú Thọ) |
Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô, TS.LS Đặng Văn Cường: Đó là vụ việc đáng tiếc xảy ra khi có đến hai người thiệt mạng vì hành vi của người có dấu hiệu tâm thần, có thể cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra làm rõ năng lực chủ thể thực hiện hành vi, nếu thỏa mãn dấu hiệu về chủ thể thì mới khởi tố bị can.
Pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm của mọi công dân, bởi vậy với hành vi xâm phạm trái pháp luật đến tính mạng của người khác là hành vi có dấu hiệu tội phạm, với sự việc hai người bị tấn công dẫn đến tử vong thì có thể cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra, làm rõ nguyên nhân sự việc, làm rõ diễn biến hành vi của các bên và đặc biệt là làm rõ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người đã thực hiện hành vi sát hại hai nạn nhân để xử lý theo quy định của pháp luật.
Quá trình điều tra vụ án, nếu có căn cứ cho thấy là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức thì sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người này, nếu không còn người khác có vai trò đồng phạm thì cơ quan điều tra sẽ đình chỉ điều tra vụ án.
Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ ban hành quyết định trưng cầu giám định tâm thần đối với người đã thực hiện hành vi sát hại người khác. Nghi phạm sẽ được chuyển đến bệnh viện tâm thần để thăm khám, theo dõi, điều trị để hội đồng giám định pháp y tâm thần giám định tâm thần đối với người này. Hội đồng giám định pháp y tâm thần căn cứ vào chuyên môn, kỹ thuật, căn cứ vào tình trạng bệnh lý nhận thức để xác định trước trong và sau thời điểm thực hiện hành vi sát hại nạn nhân thì người này có khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi hay không.
Trong trường hợp kết quả giám định tâm thần cho thấy trước, trong thời điểm thực hiện hành vi sát hại người khác người này mắc bệnh tâm thần làm mất khả năng nhận thức thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, cơ quan điều tra sẽ đình chỉ điều tra đối với vụ án này. Đồng thời áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với đối tượng này, sau khi chữa bệnh xong thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trường hợp kết quả giám định tâm thần cho thấy trước và trong thời điểm thực hiện hành vi giết người đối tượng này vẫn có khả năng nhận thức, sau khi thực hiện hành vi sát hại người mới mất khả năng nhận thức thì sẽ bắt buộc chữa bệnh, sau khi chữa bệnh xong vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự bởi tại thời điểm thực hiện hành vi sát hại người khác đối tượng này có khả năng nhận thức.
Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định tính trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự như sau:
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Như vậy, trong trường hợp kết luận giám định pháp y tâm thần cho thấy tại thời điểm thực hiện hành vi sát hại hai nạn nhân mà đối tượng này mắc bệnh tâm thần nằm mất khả năng nhận thức thì đối tượng này không phải chịu trách nhiệm hình sự, khi đó cơ quan điều tra sẽ không khởi tố bị can hoặc nếu đã khởi tố bị can thì sẽ đình chỉ điều tra đối với bị can này.
Tuy nhiên vấn đề bồi thường thiệt hại dân sự vẫn được đặt ra. Người giám hộ của người tâm thần có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại do người tâm thần gây ra theo quy định của pháp luật về dân sự.
Cụ thể, Điều 586, Bộ luật dân sự 2015 quy định quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau: Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; Nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
Người tâm thần đến mức mất khả năng nhận thức thì sẽ không nhận thức được đâu là đúng đâu là sai, không nhận thức được ai với ai và có những hành vi hoàn toàn từ bản năng mà không có sự điều chỉnh bởi lí trí, chính vì vậy người tâm thần bị mất khả năng nhận thức có thể coi là nguồn nguy hiểm cao độ, do không nhận thức được hành vi của mình, không làm chủ được hành vi của mình nên người tâm thần sống trong cộng đồng dân cư sẽ tìm ẩn những nguy hiểm cho những người xung quanh.
Thời gian qua không ít những vụ việc người tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Bởi vậy để giảm thiểu những vụ việc do người tấm thân gây ra thì cần phải tăng cường các cơ chế quản lý người tâm thần, tránh trường hợp người tâm thần gây ra những vụ án mạng đau lòng như thế này.