Ngân hàng Quốc Dân miễn nhiệm Tổng giám đốc

Ông Phạm Thế Hiệp sẽ đảm nhiệm chức danh Quyền Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc Dân thay thế ông Lê Hồng Phương vừa miễn nhiệm Tổng giám đốc từ ngày 6/5/2019.
Chị em Chủ tịch Nguyễn Tiến Dũng muốn sở hữu cổ phần Ngân hàng Quốc Dân Ngân hàng Quốc Dân thay đổi hàng loạt nhân sự chủ chốt Ngân hàng Quốc Dân thống nhất tăng vốn qua phát hành cổ phiếu

Ngân hàng Quốc Dân (mã CK: NCB) vừa công bố Quyết định của Hội đồng quản trị thay thế nhân sự cấp cao.

Theo đó, sau khi xét năng lực làm việc, Hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc Dân quyết định miễn nhiệm chức danh Tổng giám đốc ngân hàng đối với Lê Hồng Phương từ ngày 6/5/2019.

ngan hang quoc dan mien nhiem tong giam doc
Ông Lê Hồng Phương - nguyên Tổng giám đốc NCB.

Cùng ngày 6/5, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Quốc Dân Nguyễn Tiến Dũng cũng đã ký quyết định bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc đối với ông Phạm Thế Hiệp - Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh (Phụ trách Khối ngân hàng bán lẻ và Khối ngân hàng doanh nghiệp). Ông Hiệp tiếp tục kiêm nhiệm chức danh Giám đốc Khối Ngân hàng doanh nghiệp - NCB.

Được biết, ông Phạm Thế Hiệp, sinh ngày 1/1/1965, ông đã có hơn 28 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tại Đại hội đồng cổ đông mới tổ chức, ông Hiệp cũng được bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị Ngân hàng Quốc Dân nhiệm kỳ 2015-2020.

ngan hang quoc dan mien nhiem tong giam doc
Ông Phạm Thế Hiệp - Quyền Tổng giám đốc NCB.

Trong khi đó, ông Lê Hồng Phương, sinh năm 1976, tham gia Ngân hàng Quốc Dân từ đầu năm 2015 và giữ vị trí quyền Tổng giám đốc từ tháng 8/2017 và tháng 10/2017 chính thức trở thành Tổng giám đốc. Tại phiên họp thường niên vừa qua, ông Phương có tên trong danh sách 3 thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm.

Trước đó, ngày 26/4, Ngân hàng Quốc Dân đã tổ chức phiên họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2019. Đại hội đã thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, định hướng phát triển năm 2019 - trong đó có kế hoạch tăng vốn qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và đề án tái cấu trúc đã được các cổ đông đồng thuận và thông qua.

Theo đó, NCB sẽ tăng vốn lên 7 nghìn tỷ đồng, thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, cán bộ nhân viên, đối tác chiến lược, nhà đầu tư nước ngoài hoặc các đối tượng khác theo quy định. Ngoài ra, ngân hàng này cũng đề xuất việc phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi. Theo đó, vốn điều lệ NCB đến năm 2020 (gồm cả việc chuyển đổi trái phiếu) sẽ đạt 10.000 tỷ đồng, so với mức 3.000 tỷ đồng tính tới cuối năm 2018.

Mặc dù vậy, tại Đại hội, lộ trình và các điều kiện phát hành vẫn chưa được thống nhất và công bố chính thức. Các thông tin này sẽ phụ thuộc vào việc tham gia của các cổ đông chiến lược và sẽ được ban lãnh đạo NCB họp, công bố với cổ đông trong thời gian tới.

Về kế hoạch năm 2019, NCB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng hơn 18% với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 400 tỷ đồng, gần gấp đôi thực hiện năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ ở mức 70 tỷ, giảm gần 20%, nguyên nhân là do ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro trong năm nay, theo đề án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu đang trình cơ quan quản lý phê duyệt.

Văn Huy
Phiên bản di động