Nạn phá rừng và những hệ lụy

Việt Nam được đánh giá là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng thiên tai, bão lũ... một trong những nguyên nhân chính gây ra đó là tình trạng rừng bị tàn phá.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ ra những “nhân tai” gây sạt lở ở miền Trung Những "vết xẻ" của lâm tặc trong khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải

Tình trạng phá rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn, diễn ra hết sức nghiêm trọng ở nhiều địa phương cả nước. Đã có những đánh giá về tác động tiêu cực của nạn phá rừng ở nước ta. Đáng báo động là nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, để trồng cao su, cà phê; làm thủy điện…

Nạn phá rừng và những hệ lụy
Tình trạng chặt phá rừng diễn ra phức tạp trên địa bàn cả nước.

Điển hình tại các tỉnh ven biển, người ta phá rừng ngăn mặn để nuôi trồng thủy sản, khiến diện tích rừng tự nhiên ngày một thu hẹp, thảm thực vật trên lưu vực ngày càng giảm, dẫn đến khả năng giữ nước hạn chế, làm tăng khả năng lũ quét, tác động tiêu cực đến môi trường sống của con người.

Thiệt hại do thiên tai là khó tránh khỏi. Nhưng mức độ thiệt hại sẽ giảm, nếu rừng không bị tàn phá. Thảm họa từ thiên tai đang là sự cảnh báo đối với những tác động tiêu cực của con người đối với thiên nhiên, môi trường.

Còn tại các vùi núi phía bắc, điển hình là Khu bảo tồn loài sinh cảnh Mù Cang Chải nằm trên địa bàn các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Púng Luông, Lao Chải, Dế Xu Phình (thuộc huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) có diện tích hơn 20.000 ha được bảo vệ nghiêm ngặt; không một ai được phép chặt cây, săn bắt trong khu bảo tồn này.

Tuy nhiên, thời gian qua rất nhiều cây gỗ to trên đỉnh núi Chế Tạo, Sấy Lử Chế Nhù... thuộc Khu bảo tồn sinh cảnh Mù Cang Chải đã bị chặt hạ. Không những thế, những cây gỗ to bị xẻ kỹ lưỡng thành khối hộp để dễ vận chuyển ra khỏi rừng.

Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải, trong năm 2019 đã xử phạt 5 vụ vi phạm pháp luật, tịch thu 0,587 m3 gỗ pơ mu nhóm IIa, xử phạt hành chính 3 triệu đồng. Lâm sản thanh lý 3.908 m3 gỗ các loại nộp ngân sách 46,9 triệu đồng và lực lượng kiểm lâm tham mưu cho UBND các xã, thị trấn xử lý 57 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp thu nộp ngân sách 95,5 triệu đồng.

Tại khu vực đường mòn Hồ Chí Minh phía Tây, Xã Biên, thuộc đội 11, Xã Trường Sơn (thuộc Lâm trường Trường Sơn). Tại đây, lâm tặc đã lợi dụng việc khai thác keo tràm để vào rừng tự nhiên đốn hạ hàng loạt cây gỗ quý có đừng kính từ 60 cm đến hơn 1 mét.

Có mặt tại khu vực rừng bị lâm tặc đốn hạ, PV ghị nhận, cách bìa rừng tràm vừa khai thác chừng 200 mét, có đến chục cây gỗ lớn vừa bị đốn hạ, chủ yếu là Limvà Táu. Sau khi khai thác và mang gỗ đi, lâm tặc đã đốt cháy nhiều gốc và ngọn để che dấu.

Ngoài những cây gỗ lớn đã bị lấy đi, còn một số cây có đường kính trên 1 mét bị đốn hạ nhưng chưa được mang đi nằm ngổn ngang. Có những cây bị đốn đã lên mầm, có những cây vừa được đốn hạ cách đây vài ngày.

Nạn phá rừng và những hệ lụy
Phá rừng dẫn đến nhiều hệ lụy, thiên tai, bão lũ liên tục ập đến

Tình trạng chặt hạ, tàn phá rừng một lần nữa cho thấy, đó là những hệ lụy, dẫn đến thiên tai luôn rình rập và sẽ trở thành thảm họa nếu con người tiếp tục đối xử thô bạo với rừng, tiếp tục lơ là, không có phương án chủ động phòng chống.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng. Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Một thực tế đang diễn ra là diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng suy giảm; thay vào đó là gia tăng diện tích rừng sản xuất. Nguyên nhân là do người dân đốt rừng làm nương rẫy. Báo cáo của Cục Kiểm lâm cho biết, hiện nay, tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng phức tạp hơn, nên cơ quan chức năng khó phát hiện. “Người dân thường khai phá vào đêm, chỉ vài mét vuông mỗi ngày. Sau một thời gian dài, diện tích lớn rừng bị đốt khai phá thành đất nông nghiệp. Khi bị phát hiện thì cây trồng đã được trồng, vài năm sau, người dân biến đất lâm nghiệp thành đất canh tác của nhà mình” - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết.

Tây Nguyên có tổng diện tích tự nhiên 5.459.785ha, chiếm 16,8% diện tích cả nước, là khu vực có vị trí chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái. Kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2019 chỉ ra rằng, toàn khu vực Tây Nguyên có 3.239.600ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích có rừng 2.559.596ha. Đây là khu vực có diện tích rừng lớn thứ hai cả nước (chiếm khoảng 17,5%), có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng và nhiều lợi thế về phát triển kinh tế, phát triển lâm nghiệp. Rừng Tây Nguyên gắn liền với đời sống đồng bào, có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước, điều tiết khí hậu không chỉ cho khu vực mà còn cho các tỉnh duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và toàn bộ vùng hạ lưu sông Mê Kông.

Mặc dù năm 2019, diện tích rừng trồng ở Tây Nguyên tăng 18.387ha so với năm 2018, nhưng diện tích rừng tự nhiên giảm 15.753ha, trong đó 3 tỉnh có diện tích rừng tự nhiên giảm mạnh là Đắk Lắk 11.419ha, Đắk Nông 7.156ha và Gia Lai 494ha.

Theo Tổng cục Phòng, Chống thiên tai, mỗi năm nước ta xảy ra khoảng 10-15 trận lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là tại các vùng núi phía Bắc, Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Thời tiết cực đoan, mưa lớn, mưa kéo dài là nguyên nhân kích hoạt lũ quét và sạt lở đất, cuốn theo cây cối, đất đá, thậm chí tính mạng, tài sản của con người. Mưa bão lũ xảy ra ở nước ta ngày càng tăng; trở thành mối đe dọa nguy hại đến cuộc sống con người và nền kinh tế đất nước.

Ngoài do biến đổi khí hậu, đặc điểm địa lý thì tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn là do nạn chặt phá rừng. Chính điều này gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện…

Trong một thời gian dài, hậu quả của việc phá rừng đã khiến diện tích rừng phòng hộ, đầu nguồn tại các tỉnh thành tại miền Trung bị san bằng để làm thủy điện, gây khó khăn khiến cho việc điều tiết nước ở khu vực thượng nguồn bị ảnh hưởng khi mưa lớn.

Diện tích rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn bị chặt phá gây mất khả năng điều tiết nước ở thượng nguồn khi xảy ra mưa lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến mưa lũ, lũ lụt… nghiêm trọng hơn. Rừng đầu nguồn bị chặt phá cũng khiến cho cường độ của nước dâng lên cao hơn, lũ đi nhanh hơn.

Duy Tân
Phiên bản di động