‘Mục sở thị’ vi phạm trong ngày đầu thực hiện Luật phòng chống tác hại của rượu, bia
"Tôi chịu sức ép khi làm Luật Phòng chống tác hại của rượu bia" Sáu luật quan trọng sẽ có hiệu lực từ tháng 1/2020 Đưa Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào thực tiễn cuộc sống |
Ngày 1/1/2020, Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia bắt đầu có hiệu lực.
Luật này đã được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá cao. Một trong những điểm mới là quy định “người điểu khiển phương tiện giao thông mà có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở là vi phạm Luật phòng chống tác hại của rượu, bia”.
Đáng chú ý là Nghị định hướng dẫn thi hành quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt cao hơn nhiều so với Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Cụ thể, đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Do hôm nay là ngày nghỉ Tết Dương lịch, nhiều người dân chủ quan, vẫn sử dụng rượu bia, sau đó tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Lực lượng CSGT đã yêu cầu chủ phương tiện dừng xe, kiểm tra nồng độ cồn tại các điểm, các chốt.
Người dân Thủ đô trong ngày đầu tiên áp dụng Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.