Một nửa học sinh tiểu học ở nội thành Hà Nội thừa cân, béo phì
Đáng lưu ý, tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì gia tăng nhanh theo các năm, khu vực nội thành cao hơn ngoại thành, thậm chí một số trường tiểu học khu vực nội thành có tỷ lệ thừa cân, béo phì lên tới 55,7%.
Ảnh hưởng tiêu cực của thừa cân béo phì gây ra như ảnh hưởng tâm lý của trẻ, đái tháo đường, bệnh tim mạch, trầm cảm, ung thư,…
Nguyên nhân của tình trạng này, theo các chuyên gia dinh dưỡng, xuất phát từ sự chiều chuộng và thiếu kiến thức dinh dưỡng trong chăm sóc con của nhiều ông bố bà mẹ. Không ít phụ huynh vẫn có tâm lý "nhồi" cho con ăn, cho con bụ bẫm để “bù trừ” những khi đau ốm, khi đi học có các bữa ăn không nhiều dinh dưỡng như ở nhà.
Đây là một quan điểm chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ rất nguy hiểm. Khi trẻ đã thừa cân nhưng vẫn được bố mẹ cho ăn uống thoải mái cộng thêm việc lười vận động khiến trẻ càng dễ béo lên.
Ngoài nguyên nhân từ phía người lớn thì lối sống hiện đại với những bữa ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt… tuy kích thích sự thèm ăn của trẻ nhưng lại thừa năng lượng và chất đạm, thiếu vi chất dinh dưỡng, thiếu vitamin và chất xơ nên khiến trẻ dễ bị béo phì.
Nhất là ở lứa tuổi tiểu học, các em vẫn có xu hướng “nghiện” ăn đồ chế biến sẵn như đồ ngọt, thức uống có gas, đồ ăn có nhiều chất béo, thực phẩm chiên rán, không thích ăn cá, thủy hải sản, lười ăn rau, ít ăn hoa quả và đặc biệt ít vận động càng làm gia tăng nguy cơ béo phì.
Tỷ lệ thừa cân, béo phí ở lứa tuổi học đường đang có xu hướng tăng. Ảnh: VGP |
Nhằm hạn chế tình trạng béo phì ở trẻ em, trong giai đoạn 2023-2025, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai mô hình can thiệp phòng, chống thừa cân, béo phì cho học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội.
Mô hình can thiệp hướng tới phấn đấu thực hiện 5 mục tiêu gồm: Đảm bảo môi trường, điều kiện thực hiện mô hình can thiệp; nâng cao kiến thức, thực hành về phòng, chống thừa cân, béo phì cho học sinh, phụ huynh, nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên chế biến bữa ăn bán trú trong các trường học được can thiệp; cung cấp bữa ăn theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của ngành y tế cho trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường, trẻ thừa cân, béo phì tại trường học và gia đình; tăng cường hoạt động thể lực nhằm phòng, chống thừa cân, béo phì ở học sinh tiểu học; kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh tại các trường tiểu học trong thời gian can thiệp..
Việc triển khai mô hình can thiệp phòng chống thừa cân béo phì ở học sinh tại một số trường tiểu học của Hà Nội, giai đoạn 2023-2025 nhằm nâng cao nhận thức, hành vi về dinh dưỡng hợp lý của phụ huynh, học sinh và nhà trường trong phòng chống thừa cân béo phì, chủ động phòng chống các bệnh mạn tính không lây lúc trường thành...
Hơn một nửa dân số thế giới sẽ bị thừa cân, béo phì vào năm 2035 Theo một báo cáo mới của Liên đoàn Béo phì Thế giới, hơn một nửa dân số thế giới sẽ bị thừa cân hoặc béo ... |
Trong 1 thập kỷ, số trẻ em béo phì tại Việt Nam tăng gấp đôi Từ năm 2010 đến 2020, tỉ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ độ tuổi học đường (5 - 19 tuổi) tại nước ta tăng ... |
Hà Nội triển khai chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2022-2030 UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 266/KH-UBND về thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trên địa bàn ... |