Loài nấm chết chóc nhất châu Á vừa bất ngờ xuất hiện ở Australia

San hô lửa độc có thể khiến bạn bong da, rụng tóc, teo não khi chạm vào nó.
Yên Bái: Hái nấm rừng để nấu ăn, cả nhà bị ngộ độc nặng Nhà 3 người ngộ độc, Cục ATTP cảnh báo người dân tuyệt đối không ăn nấm lạ Sơn La: Cả gia đình ăn nhầm nấm độc, một người tử vong Cả gia đình phải cấp cứu vì ăn nấm “lạ”

Một loài nấm quý hiếm nhưng cũng vô cùng nguy hiểm vừa xuất hiện ở nơi không ai ngờ tới - ngoại ô Quensland, phía bắc Australia. Đây là loại nấm duy nhất có thể đầu độc con người ngay khi bạn vừa chạm vào, theo Science Alert.

Được phát hiện lần đầu tại Trung Quốc vào năm 1895, loại nấm được gọi là san hô lửa độc (Podostroma Cornu-damae) chủ yếu được bắt gặp tại châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Java (Indonesia).

loai nam chet choc nhat chau a vua bat ngo xuat hien o australia
Loài nấm có tên san hô lửa độc vừa được phát hiện tại Australia. Ảnh: Science Alert.

Chỉ cần chạm hoặc tiêu thụ một lượng nhỏ, nó có thể khiến da bạn bị bong ra, tóc rụng, não co lại và nhiều triệu chứng đáng sợ có thể gây tử vong khác.

“Tôi nghĩ điều này không thể xảy ra vì đây là Australia. Nó không thể xuất hiện ở Australia”, người tìm thấy loại nấm này nói với Đài Phát thanh và Truyền hình Australia (ABC).

Ray Palmer đã chụp ảnh các loài nấm trong hơn một thập kỷ. Lúc đầu, anh không thể tin vào mắt mình. San hô lửa độc chưa bao giờ được tìm thấy ở phía nam Java trước đó nhưng lại xuất hiện ở Australia, trong một khu rừng nhiệt đới, bên cạnh khu dân cư.

Thường được tìm thấy trên rễ cây hoặc trong đất, loại nấm này tạo ra ít nhất 8 loại hợp chất độc hại có thể hấp thụ trực tiếp qua da. Do chưa tìm ra cách điều trị thích hợp, nhiều trường hợp tử vong đã được ghi nhận. Đặc biệt, không ít người nhầm loại nấm này với một loại nấm ăn được, dùng để cho vào trà.

Phòng Mẫu cây Nhiệt đới Australia (ATH) đã xác nhận sự xuất hiện của loại nấm này. Các chuyên gia cho rằng không có dấu hiệu của sự xâm lấn. Thay vào đó, bào tử của nó có thể đã trôi dạt đến đây từ hàng nghìn năm trước.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó nó đã trốn tránh được các nhà nấm học, cho đến hiện tại. San hô lửa độc rất hiếm. Sự phân bố của nó cũng khá rải rác. Gần đây, người ta phát hiện ra nó tại Papua New Guinea và Indonesia.

Theo zing.vn
Phiên bản di động