Lãnh đạo xã “ngang nhiên” vi phạm hành lang an toàn giao thông

Những năm gần đây, trên địa bàn các huyện ngoại thành TP Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng, Phúc Thọ... tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, hành lang đê điều, đặc biệt là tại các đoạn đường nằm trên tuyến đê sông Đáy là khá phổ biến.  
Cận cảnh bãi tập kết cát "khủng" đe dọa hành lang kè sông Thu Bồn Lửa khói nghi ngút, đoạn đê trọng yếu sông Cầu đang bị tàn phá nghiêm trọng Giải tỏa hành lang đường sắt là thực thi pháp luật
nha lanh dao xa ngang nhien vi pham hanh lang an toan giao thong
Công trình nhà vi phạm hành lang an toàn giao thông và đê điều của lãnh đạo xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, Hà Nội

Hàng năm, mỗi đợt ra quân đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho Thủ đô, phục các ngày lễ lớn của đất nước, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đều vào cuộc hết sức rất quyết liệt để giải tỏa các vi phạm lấn chiếm trái phép vỉa hè, lòng đường, hành lang an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng “đánh trống bỏ dùi”, ngăn chặn và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng cònnể nang, đặc biệt là đối với công trình của một số cán bộ địa phương.

nha lanh dao xa ngang nhien vi pham hanh lang an toan giao thong

Tại xã Hiệp Thuận, xã vùng ven sông Đáy (nơi có hành lang thoát lũ của Thủ đô) tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông và hành lang đê điều diễn ra phổ biến. Nhiều hộ gia đình và hộ kinh doanh còn dựng biển quảng cáo, mái che, mái vẩy, để xe máy xe ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường ngay tại hành lang an toàn giao thông đường đê quốc lộ 32 (cũ). Theo ghi nhận của PV Tuổi trẻ và Pháp luật, có cả công trình nhà ở của lãnh đạo xã Hiệp Thuận.

nha lanh dao xa ngang nhien vi pham hanh lang an toan giao thong
Lấn chiếm vỉa hè lòng đường

Theo tìm hiểu của PV, ở Khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

Cụ thể, đối với đường ngoài đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là: 17 mét đối với đường cấp I, cấp II; 13 mét đối với đường cấp III; 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V; 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

nha lanh dao xa ngang nhien vi pham hanh lang an toan giao thong
Không còn "hành lang" an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông khi lòng đường bị lấn chiếm

Đoạn đường đê tả sông Đáy thuộc đường QL32 (cũ) nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của địa phương. Đường được thiết kế rộng 8m, gồm 2 làn. Như vậy, đây là đoạn đường cấp IV theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2005 về đường ôtô - yêu cầu thiết kế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Do đó, đoạn đường này phải có hành lang an toàn giao thông ít nhất 9m. Toàn bộ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nằm trên đoạn đường đê này phải để hành lang an toàn giao thông ít nhất 9m. Công trình nhà ở của lãnh đạo xã Hiệp Thuận đã vi phạm hành lang an toàn giao thông, khi không tuân thủ quy định 9m, lấn chiếm vỉa hè, để bảng biển vươn ra và đỗ ô tô vi phạm hành lang an toàn giao thông.

nha lanh dao xa ngang nhien vi pham hanh lang an toan giao thong
Công trình Nhà ở của lãnh đạo xã Hiệp Thuận nằm trên hành lang đê tả Sông Đáy (ảnh IT)

Thiết nghĩ, để đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị phục vụ nhân dân tham gia giao thông trên địa bàn TP Hà Nội hướng tới Lễ kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2/9 và ngày Giải phóng Thủ đô 10/10, rất mong các cơ quan chức năng vào cuộc xem xét các trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông và đê điều, trong đó có cả công trình của lãnh đạo xã Hiệp Thuận, huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

PV
Phiên bản di động