Lãnh đạo và nhân viên bảo tàng từ bị hại trở thành bị cáo?

Sau khi đến Bảo tàng Tiền tệ Việt Nam (TTVN), nhóm của Q có xảy ra xô xát, đánh nhau với lãnh đạo và nhân viên bảo vệ. Tuy nhiên, cơ quan điều tra quận Hoàng Mai, Hà Nội chỉ cáo buộc cán bộ bảo tàng tội cố ý gây thương tích.
Trộm đột nhập bảo tàng Đức lấy trang sức trị giá hàng tỷ euro IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống thấp nhất 10 năm Bên trong bảo tàng Tương Lai ở Dubai được thiết bắt nguồn từ 'Phong thủy'

Nguồn cơn bắt đầu từ việc Công ty KAT cho Hợp tác xã (HTX) Việt Trung thuê đất tại khu Đầm Bầu, trong thời gian này, HTX Việt Trung đã tự ý ký hợp ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Đan May thực hiện thuê đất và tài sản trên đất.

Do không tìm được tiếng nói chung, Công ty KAT đã kiện HTX Việt Trung ra tòa. Căn cứ tài liệu và hồ sơ vụ án, hội đồng xét xử Toà án nhân dân (TAND) quận Hoàng khẳng định HTX Việt Trung đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường cho Công ty KAT 6,9 tỷ đồng tiền thiệt hại phá vỡ hợp đồng.

Lãnh đạo và nhân viên bảo tàng từ bị hại trở thành bị cáo?
Khu đất Công ty KAT cho HTX Việt Trung thuê.

Sau khi bản án sơ thẩm được tuyên đến ngày 27/8/2019, chính quyền tổ chức cưỡng chế một số công trình vi phạm tại Đầm Bầu do bà May đang quản lý. Bà Mây cho rằng, việc cưỡng chế này là do chủ đích của ông N.N.K – Chủ tịch HĐQT Công ty KAT, Giám đốc Bảo tàng TTVN nên đã tìm tới nhà riêng của ông K để nói chuyện và xảy ra xô xát.

Theo Cáo trạng số 80/CT-VKS-HM của VKSND quận Hoàng Mai cho thấy: Khoảng chiều 31/8/2019, ông Q đã nhờ con rể chở tới nhà của ông K. Một lúc sau, khi được Q gọi điện, anh H là chồng của Nguyễn Thị Đan May - người đang sử dụng đất, tài sản có tranh chấp giữa Công ty KAT với HTX Việt Trung tại Đầm Bầu - cùng một người tên C đi xe máy đến trụ sở bảo tàng trưng bày đồ cổ của ông K. Tại đây, cả 4 người cùng ngồi uống nước tại bàn phòng khách đến khoảng 17h17 phút, con trai ông K thấy to tiếng nên mở cửa chính đi vào nhưng bị ông đẩy ra. Sau đó, ông K có dùng khóa chữ U khóa cửa chính để không cho con trai ông K vào nhà với lý do đây không phải là việc của con.

Lãnh đạo và nhân viên bảo tàng từ bị hại trở thành bị cáo?
Lối vào Bảo tàng TTVN của ông N.N.K.

Khi cả 3 “vị khách” đang ngồi bàn uống nước thì Nguyễn Tạ Ch cùng vợ là N.A (là bảo vệ của bảo tàng và con ông K) đi vào phòng khách từ cửa sau và hai bên xảy ra xô xát đánh nhau. Ch, N.A và C có tát vào mặt nhau. Lúc đó, ông K đi vào góc nhỏ tắt điện phòng khách.

Khi xô xát xảy ra, ông Q cầm bình trà giữ nhiệt đang để trên bàn đánh về phía anh Ch. Anh Ch dùng tay trái đỡ lại và tay phải đấm về phía mặt ông Q. Sau đó ông Q tiếp tục cầm bình nước giơ về phía trước mặt anh Ch. Ông H có can ngăn Ch. Sau đó, anh Ch tiếp tục dùng tay phải đấm ông Q. Lúc này ông Q dùng bình giữ nhiệt đánh về phía đầu anh Ch rồi cúi người ôm bụng Ch đẩy về phía cửa chính. Anh Ch cùng vợ và ông Q tiếp tục đánh nhau. Lúc này, H ôm ông Q, còn ông K can ngăn C.

Hậu quả từ vụ xô xát, theo kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an, ông Q bị tổn thương cơ thể 16%, thương tích do vật tày gây nên. Trong khi đó, ông H bị tổn thương cơ thể tới 12%. Thương tích của ông H tại phần vùng trán, sống mũi do vật có cạnh sắc nhọn gây nên nhưng không xác định được người gây ra thương tích...” kết luận điều tra và cáo trạng nêu.

Từ những hành vi này, Công an, Viện KSND quận Hoàng Mai đã quyết định truy tố anh Ch và ông K ra trước tòa về tội Cố ý gây thương tích theo Khoản 1, Điều 134 Bộ Luật Hình sự.

Không đồng tình với cáo buộc, cả ông K và anh Ch, chị N.A đều cho rằng cáo trạng chưa phản ánh đúng thực tế bản chất sự việc. Ông K cho rằng, bản thân không hề có mối quan hệ với Q. Sau khi gọi điện cho ông, ông Q đã tự ý cùng con rể đẩy cửa xông vào trụ sở bảo tàng và có lời nói xúc phạm, đe dọa. Sau đó, ông Q còn gọi thêm 2 người đến tiếp tục đe dọa.

Theo anh Ch, chị N.A, khi hai người đi vào từ cửa sau chưa có to tiếng gì với nhóm Q, H, C nhưng C đã chủ động đứng dậy lao ra chửi bới và tát trượt chị N.A. Anh Ch. chỉ can ngăn, nhưng sau đó ông Q cầm bình giữ nhiệt đánh về phía anh nên anh này chỉ dùng tay không để tự vệ. Tuy nhiên, kết luận điều tra và cáo trạng đều khẳng định tổn thương 16% sức khỏe của ông Q do vật tày gây nên.

Lãnh đạo và nhân viên bảo tàng từ bị hại trở thành bị cáo?
Tổng thể khu đất của Công ty KAT.

Bên cạnh đó, ông K cho rằng, sau khi đẩy đuổi bảo vệ và nhân viên ra ngoài chỉ còn 4 người ngồi thì 3 người gồm H, Q, C đã xông vào nơi trưng bày cổ vật, đập phá khung kính lấy đi 3 đồng tiền cổ đã được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội công nhận. Đồng thời tiếp tục xông vào đe dọa, đánh tát giám đốc bảo tàng.

Nhìn nhận sự việc dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh thông luật đưa ra quan điểm: Căn cứ vào các tài liệu, hồ sơ vụ án cho thấy, quá trình điều tra thu thập chứng cứ các bị can đã chủ động lên khai báo, tự nguyện cung cấp cho cơ quan điều tra toàn bộ điện thoại có ghi hình sự việc. Chứng cứ này được niêm phong có chữ ký của bị can và người cùng làm chứng và điều tra viên. Tuy nhiên, điều tra viên đã mở niêm phong và đưa đi giám định khi không có mặt đầy đủ của những người tham gia vào việc niêm phong, bị can. Đây lại là chứng cứ buộc tội duy nhất để truy tố.

“Việc giám định hình ảnh thì bị diễn giải không đúng trình tự sự việc, cũng như sự thật khách quan đã xảy ra (được thấy rõ trong hình ảnh của clip lưu lại sự việc). Cơ quan điều tra cũng không chứng minh được ai là người gây ra thuơng tích cho H (12%). Vụ việc đã qua hai lần xét xử, TAND quận Hoàng Mai đã trả hồ sơ hai lần để làm rõ tình tiết này nhưng đến nay vẫn không chứng minh ai là người gây ra nhưng H lại có thương tích. Tương tự, cơ quan điều tra cũng không chỉ ra được vật tày là gì, ai là người cầm vật tày đấy để hình thành cơ chế vết thương 16% cho ông Q nhưng vẫn buộc tội bị can Ch. và ông K. Trong khi họ mới chính là người bị hại khi bị xúc phạm, đánh chửi ngay tại trụ sở của mình. Việc họ phản ứng lại chỉ là phòng vệ chính đáng” - Luật sư Bình nhận định.

Tuổi trẻ và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin.

Quang Nhật

Bình luận

Phiên bản di động