Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô

Làng cổ Đường Lâm và bài toán "khu thương mại văn hóa"

Bí thư xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) Nguyễn Đăng Thạo bày tỏ phấn khởi sau khi nghiên cứu dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô. Ông đánh giá, đây là điều kiện rất quan trọng để làng cổ Đường Lâm áp dụng mô hình "khu thương mại văn hóa".
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phấn khởi dự "Tết làng Việt" Du khách quốc tế chờ mong Tết làng Việt tại Đường Lâm

Nhiều dư địa để xây dựng "khu thương mại văn hóa"

Làng cổ Đường Lâm được nhận diện và đánh giá bởi một hệ giá trị đa dạng, tổng hòa, đã được tích tụ và lưu truyền trong suốt quá trình hình thành, tồn tại của cảnh vật và cuộc sống nơi này. Đây là ngôi là đặc trưng của tinh hoa Bắc Bộ còn hiệu hữu trong nhịp sống đương đại.

Các chuyên gia đánh giá, làng cổ Đường Lâm có nhiều dư địa để trở thành "khu thương mại văn hóa" theo tinh thần của Dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa do HĐND TP Hà Nội ban hành.

Một góc làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Nina May
Một góc làng cổ Đường Lâm. Ảnh: Nina May

Trước hết, đó là cấu trúc không gian ngôi làng truyền thống, bắt đầu từ chiếc cổng làng đặc trưng, tiếp đó là những đường làng, ngõ xóm phân nhánh theo kiểu “cành cây” một cách hữu cơ, linh hoạt. Các xóm có sự độc lập nhất định về không gian, đồng thời lại liên kết với nhau, dẫn đến hoặc quy tụ lại tại những không gian công cộng như đình, chùa, đền, miếu, điếm, chợ...

Không những thế, ở Đường Lâm, tất cả các nhân tố cấu thành ngôi làng truyền thống đều được lưu giữ đến bây giờ, những cái mà nhiều làng quê từng có nhưng đã bị tan biến trong sự phát triển. Làng cổ Đường Lâm hiện có 7 di tích được xếp hạng quốc gia, 2 di tích và 10 ngôi nhà cổ được xếp hạng cấp tỉnh, thành phố, 17 lễ hội lớn tại các di tích.

tổ chức chương trình chào mừng, tặng quà là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những món quà mang ý nghĩa ngày tết cho du khách, hướng dẫn họ đạp xe tham quan di sản và thưởng thức ẩm thực ngày tết của Đường Lâm
Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm Nguyễn Đăng Thạo tổ chức chương trình chào mừng, tặng quà là những sản phẩm thủ công mỹ nghệ và những món quà mang ý nghĩa ngày tết cho du khách, hướng dẫn họ đạp xe tham quan di sản và thưởng thức ẩm thực ngày tết của Đường Lâm

Trong làng còn lưu giữ 956 ngôi nhà truyền thống, trong đó có nhiều ngôi nhà cổ. Không chỉ đậm đặc và phong phú, các nhân tố cấu thành làng còn hết sức đặc biệt: Từ cổng làng Đường Lâm, đình Mông Phụ, chùa Mía đều là những di tích nổi danh cả nước; đền Phùng Hưng, đền và lăng Ngô Quyền là những dấu ấn đặc biệt của vùng đất “hai vua”, rồi cả rặng duối cổ 500 tuổi, đồi Hổ gầm, vũng Hùm độc đáo...

Những năm qua, Làng cổ Đường Lâm là điểm dừng chân thú vị trên hành trình tìm về di sản văn hóa xứ Đoài. Đến với Làng cổ Đường Lâm, du khách không chỉ thăm quan những ngôi nhà đặc biệt đó mà còn được nhìn ngắm cảnh làng quê thanh bình, yên ả, quên đi sự mệt mỏi, ồn ào nơi phố thị nhộn nhịp.

Mong chờ làn gió mới

Từng nhiều năm đảm nhiệm vị trí Giám đốc Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm, đồng chí Nguyễn Đăng Thạo (Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm) dành nhiều tâm huyết nhằm đưa các giá trị của làng cổ đến với cộng đồng trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, bên cạnh rất nhiều sự chuyển biến tích cực trong xây dựng và bảo tồn làng cổ Đường Lâm; đâu đó vẫn còn những mặt chưa tốt. Theo ông Nguyễn Đăng Thạo, vùng lõi di tích làng cổ có tính chất đặc thù là di tích “sống”, nơi cư trú, hoạt động mưu sinh của người dân bao đời và cũng là nơi tập trung đông du khách.

Chợ đêm làng cổ giới thiệu nhiều nét đặc trưng trong đời sống văn hoá, ẩm thực của làng cổ Đường Lâm như: Thịt quay đòn, gà Mía, bánh tẻ, bánh gai, kẹo lạc, chè lam, cháo trai, bánh sắn, chè, cà phê… đáp ứng nhu cầu của du khách mọi lứa tuổi.
Chợ đêm làng cổ Đường Lâm giới thiệu nhiều nét đặc trưng trong đời sống văn hoá, ẩm thực của làng cổ Đường Lâm như: Thịt quay đòn, gà Mía, bánh tẻ, bánh gai, kẹo lạc, chè lam, cháo trai, bánh sắn, chè, cà phê… đáp ứng nhu cầu của du khách mọi lứa tuổi.

"Công tác quy hoạch bảo tồn di tích Làng cổ Đường Lâm hiện vẫn nặng về bảo tồn, một số quy định chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, chưa phù hợp thực tiễn. Một số vị trí quy hoạch chồng lấn lên đất ở của người dân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thị xã đã xây dựng khu hạ tầng tái định cư cho người dân nhưng hiện còn vướng về cơ chế nên chưa thực hiện được, dẫn tới người dân không có quỹ đất để tái định cư khi có nhu cầu tách hộ...", Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm trăn trở.

Ngoài ra, một số di tích, nhà cổ bị xuống cấp chưa được tu bổ, bảo tồn kịp thời do đa phần thuộc sở hữu tư nhân, tập thể. Các nhà cổ đã được tu bổ trong thời gian qua cũng thiếu tính đồng bộ, mới chỉ tập trung vào các hạng mục chính, còn các hạng mục phụ trợ chưa được quan tâm. Ngoài ra, khi người dân tại di tích tự tiến hành xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở, do không đủ kinh phí nên đã sử dụng nguyên vật liệu không phù hợp.

Với những vấn đề nêu trên, Bí thư Đảng ủy xã Đường Lâm kỳ vọng dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô do HĐND TP Hà Nội ban hành sẽ mang lại làn gió mới cho làng cổ Đường Lâm. Cụ thể, làng cổ Đường Lâm hội tụ nhiều yếu tố quan trọng để hình ảnh "khu thương mại văn hóa".

Theo Điều 4 của dự thảo, các tuyến phố đi bộ, làng nghề truyền thống, chợ đêm và khu du lịch sẽ được quy hoạch thành các khu thương mại gắn liền với văn hóa.

"Tại nhiều quốc gia trên thế giới, mô hình khu thương mại, văn hóa được hình thành trên cơ sở các chủ thể kinh doanh (bao gồm doanh nghiệp, người dân hoặc hộ kinh doanh cá thể) hợp tác với nhau hoặc hợp tác thông qua chính quyền sở tại để tạo ra một khu vực đặc biệt về an ninh, vệ sinh và cảnh quan đường phố, thuận tiện cho khách bộ hành và cùng quảng bá, tổ chức các sự kiện để thu hút du khách", ông Nguyễn Đăng Thạo phân tích.

Khu thương mại văn hóa là một khái niệm còn mới mẻ ở Việt Nam. Hà Nội hiện nay chưa có khu thương mại, văn hóa theo đúng nghĩa. Song, trên thế giới, nó đang là mô hình phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Các khu thương mại, văn hóa tạo động lực cho phát triển công nghiệp văn hóa và được chính quyền dành cho nhiều cơ chế đặc thù, như thời gian hoạt động, thủ tục cấp phép hoạt động, cơ chế về thuế… nhằm thu hút các nhà đầu tư, cũng như khuyến khích các lĩnh vực khác nhau của công nghiệp văn hóa.

Vũ Cường
Phiên bản di động