TP Hồ Chí Minh:

"Kìm giá" thị trường nhà, đất cuối năm

Dù lượng hàng mới được mở bán trong 10 tháng qua tại TP Hồ Chí Minh hạn chế, trong khi đó nhu cầu sở hữu nhà, đất tại TP Hồ Chí Minh rất cao, tuy nhiên mức tiêu thụ lại được các đơn vị nghiên cứu thị trường khẳng định giao dịch mua bán giảm mạnh so với năm 2019.
Đảm bảo cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Quý III/2020: Vinamilk giữ ổn định thị trường nội địa, xuất khẩu ấn tượng, hoàn thành 76% mục tiêu năm Tỷ giá ngoại tệ 3/11: Bầu cử tổng thống Mỹ khiến giới đầu tư thận trọng

Giá nhà đất ngày càng vượt tầm với người thu nhập thấp

Thống kê thực tế của HoREA trong thời gian qua cho thấy, căn hộ trung cấp (2 phòng) trên thị trường hiện có giá từ 2 - 2,5 tỉ đồng (tức 35 triệu đồng/m2) tùy theo khu vực. Mức giá này cao hơn khoảng trên dưới 20 lần so với thu nhập trung bình của các hộ gia đình, cá nhân có khả năng dành dụm được khoảng 8 - 12 triệu đồng/tháng. Điều đáng nói là căn hộ có giá vừa túi tiền khoảng 2 tỉ đồng trở xuống (25 - 30 triệu đồng/m2) và căn hộ nhà ở xã hội hầu như vắng bóng trên thị trường TP Hồ Chí Minh trong hai năm qua.

"Kìm giá" thị trường nhà, đất cuối năm
Giá nhà đất ngày càng vượt tầm với người thu nhập thấp

Nguyên nhân giá căn hộ, nhà đất tại TP Hồ Chí Minh chỉ tăng mà không giảm theo HoREA đến từ hai quy luật chính: Quy luật cạnh tranh và cung cầu của thị trường. Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, giá cả nhà ở phụ thuộc rất lớn vào tâm thế thị trường và tâm thế các bên tại thời điểm giao dịch; phụ thuộc vào nhu cầu và mức độ cần bán hoặc cần mua. Tác động vào tâm lý khách hàng là phương thức được các chủ đầu tư và đơn vị môi giới (kể cả cò đất, cò nhà) thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ bán hàng.

Có thể “kìm cương” giá nhà, đất?

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng:

“Hiện, Bộ Xây dựng đang đề xuất có thêm loại nhà ở thương mại giá rẻ giá 20 - 28 triệu đồng/m2, cho phép xây nhà có diện tích dưới 45 m2 tạo nguồn cung cho loại nhà phân khúc tầm trung vừa mức hộ gia đình mua được. Với nhà ở thương mại thông thường, giá 30 - 45 triệu đồng/m2 thì hoàn toàn do thị trường quyết định. Nhưng giải pháp theo Bộ Xây dựng là phải tăng cung. Thứ hai là tăng cường minh bạch thông tin, nhà đầu tư có thể giao dịch trực tiếp với người mua có nhu cầu, tránh qua các đối tượng đầu cơ, môi giới, trung gian bất động sản”.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc CTCP bất động sản Asian Holding cho rằng mức giá nhà tăng quá cao đang là dào cản chính dẫn tới việc khách hàng khó có thể mua nhà tại TP Hồ Chí Minh, chính vì vậy nguồn cung dù thấp nhưng mức tiêu thụ lại giảm.

“Giá nhà tại TP Hồ Chí Minh đang bị chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án cộng nhiều khoản chi vào. Ví dụ như khoản hoa hồng cho nhân viên môi giới bán hàng luôn từ 3% giá trị căn hộ trở lên, tiền làm Maketing, tiền thuế đất, tiền xây dựng, tiền tiện ích… thậm chí là chi phí mua 1 chai nước suối cho khách hàng uống khi tới giao dịch mua sản phẩm nhà cũng được chủ đầu tư tính vào giá nhà cho khách hàng. Điều này tạo ra việc giá nhà tăng cao thời gian qua”, ông Hậu nói.

"Kìm giá" thị trường nhà, đất cuối năm
Giá nhà tại TP Hồ Chí Minh đang bị chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án cộng nhiều khoản chi vào

Còn ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng hiện nay lệch pha cung cầu đang tác động lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm nhà ở tại TP Hồ Chí Minh. Theo thống kê của HoREA, các dự án nhà ở đủ điều kiện huy động vốn giảm mạnh trong 3 năm gần đây. Cụ thể năm 2018 giảm 16,4%, năm 2019 giảm 54,4% so với năm 2017. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, giảm đến 69,6% so với 6 tháng đầu năm 2017. Tương ứng, số lượng nhà ở huy động vốn trong 6 tháng qua cũng giảm đến 78,8% so với cùng kỳ năm 2017.

TP Hồ Chí Minh cũng không có dự án nào được chuyển nhượng trong nửa đầu năm. Nguồn thu tiền sử dụng đất liên tục giảm trong 3 năm gần đây. 8 tháng đầu năm 2020, thành phố chỉ thu được 4.453 tỷ đồng, giảm đến 52% so với cùng kỳ 2019.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động