Không khí nhiều nơi ở mức rất có hại cho sức khỏe
Sinh viên chế tạo máy lọc không khí giảm ô nhiễm môi trường Người Hà Nội vẫn còn đốt hơn 15.000 bếp than tổ ong mỗi ngày |
Ảnh minh họa |
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), Trang Thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air, Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir có trụ sở chính tại Thụy Sỹ), sáng 6/11, không khí nhiều nơi ở khu vực phía Bắc ô nhiễm nặng, xuất hiện nhiều điểm ở mức rất có hại cho sức khỏe, thậm chí có 8 điểm màu nâu - mức nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe của người dân.
Đến 7h30 ngày 6/11, hệ thống quan trắc không khí của Tổng cục Môi trường ghi nhận 2 điểm quan trắc tại Bắc Ninh ở mức màu tím (có chỉ số AQI ở mức 221-243) là UBND phường Đồng Nguyên (Từ Sơn), UBND xã Xuân Lâm (Thuận Thành).
Theo AirVisual, tất cả các điểm quan trắc ở Hà Nội và các vùng lân cận đều ở mức màu đỏ (có hại cho sức khỏe) và có 3 điểm quan trắc có màu tím (rất có hại cho sức khỏe), trong đó có 1 ở Ngọc Thụy, 1 điểm ở Tô Ngọc Vân (Hà Nội) và UBND xã Xuân Lâm (Thuận Thành, Bắc Ninh).
PAMAir ghi nhận chỉ số AQI ở hầu khắp Hà Nội và các tỉnh, thành phố Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng có mức đỏ, tím, thậm chí có 8 điểm quan trắc ở mức nâu (có chỉ số AQI ở mức 301-390), gồm điểm Ngọc Thụy (Hà Nội), Đồng Phúc, Châu Khê (Bắc Ninh), Tam Nông, Giã Cầu (Hưng Yên), An Bài và Trường Tiểu học Thụy An (Thái Bình), Xuân Ninh và Thư viện huyện Hải Hậu (Nam Định).
Theo Tổng cục Môi trường, miền Bắc đang trong mùa Đông, thời kỳ ghi nhận nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí, trong đó có bụi mịn PM2.5 thường cao nhất trong năm. Đêm và sáng sương mù dày khiến các chất ô nhiễm không khuyếch tán lên cao, lở lửng ở tầng thấp.
Người dân nên cập nhật thường xuyên chất lượng không khí, trong những khoảng thời gian ô nhiễm không khí tăng cao nên thực hiện theo khuyến cáo của chuyên gia môi trường.