Không khí đón Tết rộn ràng, đầm ấm tại các vùng quê Việt Nam

Đối với người Việt, Tết cổ truyền thật thiêng liêng, là những ngày trọng đại nhất trong năm. Quanh năm đi làm ăn xa, ai cũng muốn đến Tết để về thăm quê hương, sum họp cùng ông bà, cha mẹ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết Nhâm Dần 2022 Bánh chưng - món ăn cổ truyền ngày Tết nhưng người mắc bệnh mãn tính không nên ăn
Hai mẹ con chị Mai ( Bắc Ninh) chụp ảnh kỷ niệm Tết Nhâm dần năm 2022
Chị Mai cùng con gái mặc áo dài chụp ảnh Tết tại làng quê Bắc Ninh

Để ngày Tết thêm an toàn và ý nghĩa

Không khí chào đón năm mới tại những miền quê trên cả nước thật rộn ràng, đầm ấm. Mặc dù Tết là dịp để gia đình đoàn viên, con cháu về thăm ông bà, tổ tiên sau một năm đi làm ăn xa, song trước tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, nhiều địa phương đã thích ứng linh hoạt để phòng dịch.

Chị Nguyễn Hà Phương (Thanh Miện, Hải Dương) chia sẻ: "Với tôi, Tết đơn giản một chút cũng chẳng sao miễn là an toàn, không phải giãn cách, cách ly. Tại quê tôi, hiện nay đa số các gia đình ở vùng nông thôn vẫn giữ tục lệ đụng lợn ngày Tết nhưng không tụ tập ăn uống linh đình để phòng, chống dịch bệnh".

Cùng quan điểm với chị Hà Phương, ông Vũ Huy Thông (huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) cho biết: Mọi năm, những ngày giáp Tết, xóm làng rộn ràng lắm, các gia đình thịt lợn liên hoan linh đình. Năm nay thì khác, gia đình tôi và mọi nhà trong xóm chỉ tổ chức ăn uống quy mô nhỏ với anh em trong nhà để gặp gỡ, hàn huyên, hạn chế tập trung đông người. Xóm làng những ngày giáp Tết không còn cảnh tụ tập đông đúc "chén chú chén anh”.

Không khí đón Tết rộn ràng, đầm ấm tại các vùng quê Việt Nam
Tết là thời điểm gia đình sum họp bên nhau nên người dân nào cũng mong được trở về nhà trong dịp Tết

Chia sẻ về không khí đón Tết tại quê hương, anh Trần Thanh Khoa, quê ở Diễn Châu (Nghệ An) chia sẻ: "Năm nay, dự định ban đầu của tôi là ở lại Hà Nội đón Tết, tuy nhiên vì một số lý do nên tôi cùng gia đình đã về quê đón Tết với bố mẹ. Mặc dù dịch bệnh phức tạp,song bà con quê hương vẫn vui mừng, phấn khởi chào đón năm mới, cờ hoa, biểu ngữ, đèn lồng được treo khắp nơi càng khiến cho không khí ngày Tết thêm phần rộn ràng.

Do dịch bệnh nên gia đình tôi sẽ ở nhà cùng nhau, không thực hiện các chuyến du Xuân, chúc Tết bà con hàng xóm như mọi năm. Hi vọng dịch bệnh sẽ nhanh chóng qua đi để người dân được trở về với cuộc sống bình thường mới”.

Công nghệ kết nối tình thân

Đón Tết thời COVID-19 đối với những người con xa quê, xa gia đình thì công nghệ số là cầu nối tình thân. Nhờ sự phát triển của công nghệ, những người con xa xứ sử dụng video call, Facebook, zalo… có thể trò chuyện trực tiếp với người thân, gửi những lời chúc tốt đẹp tới gia đình trong khoảnh khắc giao thừa, đón năm mới. Họ cũng có thể gửi những món quà bằng video, hình ảnh cực kỳ phong phú, sinh động.

Năm nay, là cái Tết thứ 2 cô gái trẻ Vũ Thị Xiêm, quê ở Bắc Ninh (hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Thuận) không về quê đón năm mới. Xiêm nhớ lại: “Tết Tân Sửu năm ngoái, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên mình quyết tâm ở lại đón năm mới cùng bạn bè, đồng nghiệp. Chiều 30 Tết nhớ nhà da diết mình gọi Facebook về hỏi thăm ông bà, bố mẹ. Mình an tâm hơn khi nhìn thấy hình ảnh ông bà khỏe mạnh, bố mẹ hồ hởi khoe cành đào, chậu hoa. Dù xa nhà, song nhờ công nghệ mình vẫn có thể cùng gia đình thưởng thức bữa cơm chiều 30 Tết ấm áp”.

Không khí đón Tết rộn ràng, đầm ấm tại các vùng quê Việt Nam

Đối với người Việt, Tết cổ truyền thật thiêng liêng, là những ngày trọng đại nhất trong năm

Tết thời COVID-19 là không tập trung đông người, hạn chế du xuân mà giành thời gian nhiều hơn để đoàn tụ bên gia đình, chia sẻ chuyện vui buồn của năm cũ. Gia đình ngồi quây quần bên mâm cơm, cùng xem ti vi nhâm nhi chén trà, thưởng thức miếng cam vàng óng, ngọt đậm đà. Các bà, các mẹ dạy con trẻ chế biến những món ăn truyền thống trong ngày Tết. Giá trị cốt lõi của Tết là gia đình sum vầy, là tình cảm và những lời chúc chân thành từ trái tim mỗi người con đất Việt được bảo tồn.

Đối với mỗi người con đất Việt, Tết là dịp rất quan trọng để thăm nom cha mẹ, đoàn tụ gia đình, cũng là những ngày ngắn ngủi để những người đi học tập, làm ăn xa quê được sống trong không khí ấm áp của mùa xuân. Đây cũng là dịp xốc lại tinh thần sau 1 năm học tập, làm việc vất vả trong điều kiện vừa lao động vừa phòng chống dịch.

Chính vì vậy, dù cho lựa chọn đón Tết của mỗi người có khác nhau, nhưng sự tự giác phòng dịch, tuân thủ 5K của mỗi người dân sẽ là lá chắn an toàn đảm bảo một cái Tết đầm ấm, an vui.

Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động