Không để kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII chờ cơ chế, chính sách

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII phải khả thi, xác định rõ trách nhiệm, bảo đảm an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII phải hoàn thiện lại vì chưa đạt yêu cầu Nơi đầu tiên chấp thuận dự án truyền tải điện theo Quy hoạch điện VIII

Ngày 31/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương để đóng góp, hoàn thiện dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã xác định chi tiết kế hoạch phát triển đối với các dự án nguồn điện phù hợp cơ cấu nguồn điện đến năm 2030 như: Tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400MW; tổng công suất nhiệt điện than là 30.127MW; tổng công suất thủy điện là 29.346MW.

Kế hoạch cũng đã xác định công suất các nguồn năng lượng tái tạo tại địa phương, vùng gồm: Tổng công suất điện gió trên bờ là 21.880MW; tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000MW; tổng công suất thủy điện là 29.346MW.

Không để kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII chờ cơ chế, chính sách
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì phiên họp hoàn thiện dự thảo kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, kế hoạch phải toàn diện cụ thể, chi tiết, bám sát từng mục tiêu, tiêu chí trong Quy hoạch điện VIII, có danh mục dự án, quy mô, nguồn lực, cơ chế thực hiện, trước mắt, đến năm 2025 bảo đảm không để thiếu điện.

Bộ Công thương phải rà soát danh mục các dự án nguồn điện, tính toán khả năng rủi ro để có phương án thay thế những dự án nguồn quan trọng, cấp bách chưa thể triển khai; đánh giá nguồn vốn đầu tư công, khu vực tư nhân; nghiên cứu giải pháp cơ chế, chính sách cụ thể tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nguồn điện.

Về một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương công khai tiêu chí xác định danh mục các dự án nguồn điện theo tư duy mở, "chuyển từ nâu sang xanh" của Quy hoạch điện VIII, trên cơ sở bảo đảm an toàn, kỹ thuật, hạ tầng và hiệu quả kinh tế, "không xin - cho".

"Các dự án ở địa phương đáp ứng đầy đủ tiêu chí, khả thi, đúng pháp luật phải được đưa vào kế hoạch nhưng không hợp pháp hóa dự án sai phạm", lãnh đạo Chính phủ yêu cầu.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Công thương tiếp thu các ý kiến theo hướng tạo thuận lợi cho dự án thủy điện nhỏ bền vững với môi trường; không có "room" đối với điện mặt trời áp mái đồng bộ với các giải pháp an toàn kỹ thuật, hiệu quả kinh tế; nghiên cứu, triển khai các công nghệ để sản xuất, xuất khẩu điện, nhiên liệu mới (hydro xanh, amoniac xanh)…

Ngoài ra, những dự án thuộc Quy hoạch Đđện VII vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Quy hoạch điện VIII phải đưa vào danh mục.

Hậu Lộc
Phiên bản di động