Khởi tố chủ đàn chó cắn chết bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên
Chủ nhân đàn chó cắn chết bé trai có thể bị xử lý hình sự? Bé trai bị đàn chó cắn tử vong |
Liên quan tới vụ đàn chó cắn chết bé trai 7 tuổi tại Hưng Yên, chiều 9/5, Công an huyện Kim Động (Hưng Yên) đã khởi tố vụ án vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, theo điều 129 Bộ luật hình sự năm 2015.
Cùng với đó, Công an huyện Kim Động cũng khởi tố bị can đối tượng Lê Thị An (trú tại huyện Kim Động) - chủ của đàn chó về hành vi “Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc hành chính”.
Khởi tố bị can Lê Thị An - chủ đàn chó cắn chết bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên. Ảnh báo CAND |
Như Tuổi trẻ và Pháp luật đã thông tin trước đó khoảng 18h ngày 3/4, bé trai tên T (7 tuổi) đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, Hưng Yên) thì bị một đàn chó gần 10 con tấn công. Phát hiện sự việc, nhiều người dân lao đến đánh đuổi đàn chó và chuyển cháu bé đến bệnh viện cấp cứu, nhưng nạn nhân không qua khỏi. Nạn nhân xấu số là con của cặp vợ chồng thuê trọ gần đó.
Hiện trường vụ đàn chó cắn chết bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên |
Chia sẻ với Tuổi trẻ và Pháp luật về vụ việc đau lòng này, Luật sư Quách Thành Lực (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, đàn chó tấn công cháu bé có thể xếp vào loại thú dữ theo Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015, bởi thú dữ được hiểu theo nghĩa rộng là loại động vật có thể tấn công hoặc giết chết con người. Pháp luật yêu cầu chủ sở hữu thú dữ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển theo đúng quy định của pháp luật.
Quan trọng hơn, việc để đàn chó cắn chết bé trai như trên có dấu hiệu rõ ràng cấu thành tội Vô ý làm chết người theo quy định của Điều 128 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.Về việc thả rông chó, tạo cơ hội cho chúng tấn công cháu bé, theo Nghị định 90/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y quy định hành vi không đeo rọ mõm cho chó, không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng.
Như vậy, chủ nhân đàn chó đã quá vô ý, chủ quan. Xét về phương diện luật pháp, chủ nhân đàn chó tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Nhưng trên thực tế gậy quả nghiêm trọng đó vẫn xảy ra.
Đây là bài học cảnh tỉnh người chủ những vật nuôi gia đình trong việc chăm sóc, quản lý chúng. Sống trong xã hội từng cá nhân phải có ý thức tuân thủ những nguyên tắc đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh khi thực hiện từng hành vi của mình.