Khi bác sĩ “Tiktok” chữa “lợn lành thành lợn què”
Lợi bất cập hại
Tìm kiếm cách chống ngáy, chống khô họng khi ngủ, anh Nguyễn Mạnh Đạt (nhân viên văn phòng tại Đống Đa) biết đến băng dính chống ngáy qua các “bác sĩ TikTok”.
“Ngay từ lần đầu sử dụng, mình đã cảm thấy khó chịu, cảm giác khó thở, ngủ không sâu. Khi thức dậy, cảm giác mệt mỏi kéo dài khiến năng suất làm việc giảm đi rất nhiều.”, anh Mạnh cho hay.
Loại băng dính chống ngáy thu hút nhiều người |
Nam nhân viên văn phòng 28 tuổi có tiền sử bị bệnh xoang. Vì vậy, sau khi dùng thử, anh đã có một trái nghiệm vô cùng thất vọng. Anh quyết định bỏ cuộc và hết hồn với trend dán băng dính vào miệng.
Sản phẩm trôi nổi
Phương Nga, nữ sinh 22 tuổi, tìm hiểu về các phương pháp chữa trị mụn trên mạng, trong đó có cả mạng video Tik Tok. Trong lúc đó, cô gái tìm được một sản phẩm theo lời giới thiệu của những reviewer (người trải nghiệm) và quyết định mua dùng thử.
Tuy nhiên, chỉ sau 2 tuần sử dụng, Nga thấy da mặt cô có hiện tượng nóng đổ, ngứa rát. Quá sợ hãi, cô sinh viên tới thăm khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương và được chuẩn đoán bị nhiễm corticoid dạng nhẹ.
“Khi đưa ra loại thuốc mình đã bôi, các bác sĩ cho rằng, thuốc có hàm lượng corticoid khá cao. Chất này sẽ khiến bề mặt da bị bào mòn. Khi lạm dụng quá liều, việc này sẽ gây hậu quả khó lường.”, Phương Nga chia sẻ.
Tràn lan quảng cáo thuốc trị mụn xuất hiện trên TikTok |
Bác sĩ da liễu Nguyễn Thị Minh Trang, chuyên ngành Da liễu, Đại học Y Hà Nội cho rằng, trước khi đặt niềm tin vào những loại thuốc trôi nổi trên TikTok. Thêm vào đó, cần ưu tiên làm sạch da, cân nhắc với các sản phẩm đặc trị, tẩy da chết, bổ sung dưỡng ẩm. Đặc biệt, khi gặp những vấn đề nghiêm trọng về da, cần đến gặp bác sĩ.
Từ đây, Phương Nga mất niềm tin hoàn toàn vào những video bí kíp trị mụn, bật mí phương pháp sạch mụn,… trên mạng. Tuy nhiên, Nga cũng lo sợ sẽ có nhiều người rơi vào hoàn cảnh giống mình khi những nội dung này ngày càng tràn lan trên mạng.
Trào lưu thải độc đại tràng bằng café bị nhiều bác sĩ lên tiếng |
Nhiều chuyên gia y tế hy vọng rằng công ty đứng sau nền tảng mạng xã hội này nên đặt cảnh báo “chưa được kiểm chứng” hoặc “không nên thử tại nhà” ở các clip mẹo làm đẹp, cải thiện sức khỏe phản khoa học. Song song với đó, họ mong muốn mọi người sẽ tìm đến bác sĩ thật để chữa trị, xin lời khuyên sức khỏe thay vì đặt niềm tin vào các video trôi nổi trên TikTok.
Không nghe YouTuber, TikToker rao giảng bí kíp làm giàu |
TikTok ra mắt giải pháp bộ lọc danh mục |
Cẩn trọng khi chơi “dao” TikTok |