Huyện Lập Thạch: Dâng hương tưởng nhớ nhà giáo Đỗ Khắc Chung

Ngày 4/11/2024 (tức ngày 4/10 âm lịch), tại đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc), UBND xã Sơn Đông tổ chức lễ dâng hương tưởng nhớ nhà giáo Đỗ Khắc Chung.
Lập Thạch: Nỗ lực triển khai nhiệm vụ trong các tháng cuối năm Huyện Lập Thạch: Xử lý hơn 100 học sinh vi phạm giao thông

Tại buổi lễ, Nhân dân xã Sơn Đông đã thực hiện nghi thức tế lễ. Sau nghi thức tế lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện và xã Sơn Đông cùng Nhân dân và du khách thập phương đã dâng hương tưởng nhớ công lao của nhà giáo Đỗ Khắc Chung, bậc danh tướng của nước nhà, người thầy đặt nền móng, khai sáng sự học hành cho làng quê và các vùng lân cận và nguyện hứa sẽ gắng sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.

Xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch vốn là một vùng đất cổ, văn hiến và giàu truyền thống lịch sử, cách mạng, nơi sinh ra anh hùng kiệt xuất của dân tộc, Tả tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Sơn Đông cũng nổi danh làng khoa bảng từng được vinh danh, có tên trong danh sách 20 làng khoa bảng của cả nước. Về với vùng đất địa linh, nhân kiệt, du khách có dịp thăm quan các di tích lịch sử, văn hóa, những điểm nhấn làm nên niềm tự hào cho lớp lớp những người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất này.

undefined
Lãnh đạo tỉnh, huyện dâng hương tại đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung

Cùng với đó, hằng năm vào ngày 4/10 âm lịch, tại làng Quan Tử, xã Sơn Đông, Nhân dân tổ chức lễ dâng hương để tưởng nhớ to lớn của thầy giáo Đỗ Khắc Chung người đặt nền móng cho truyền thống hiếu học của Nhân dân địa phương.

Nhà giáo Đỗ Khắc Chung (còn gọi là Trần Khắc Chung), sinh năm 1247 và mất năm 1330, quê xã Giáp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Sinh thời, với bản tính thông minh hơn người sớm thông làu kinh sử, văn võ toàn tài, vào những năm 1266 -1267, nhân một chuyến du ngoạn lên miền ngược, ông có ghé qua dừng chân ở mảnh đất làng Gốm, ông ngỏ ý với nhà chức trách xin mở trường dạy học cho trẻ em.

undefined

Ngôi trường được dựng lên với sự chung tay, góp sức của dân làng, ngay trên mảnh đất giữa làng có hình một cỗ nghiên bút cổ, hướng ra dòng sông Lô. Gần 10 năm dạy học tại làng Gốm vừa dạy học vừa dùi mài kinh sử, trước khi ra làm quan cho triều Trần, người thầy giáo trẻ tài năng, uyên bác đã khai sáng và gieo vào lòng trẻ em trong làng và vùng xung quanh ánh sáng của trí tuệ, tri thức và lòng ham muốn học hỏi, thắp lên những ước mơ và hoài bão lớn, ý thức, trách nhiệm của người quân tử trước thời cuộc.

Trong số học trò của thầy có những người tiếp bước sự nghiệp của ông để trở thành những nhà giáo giỏi dạy nên lớp lớp các môn sinh kế nghiệp, để rồi hơn 100 năm sau làng đã xuất hiện tiến sỹ Hán học đầu tiên, khoảng gần 100 năm sau thời Lê –Mạc làng có đến 13 tiến sỹ, chưa kể đến có hàng trăm cử nhân, hàng ngàn tú tài.

Đặc biệt, có gia đình họ Nguyễn có 3 con trai đều là tiến sỹ, dòng họ Lê có 3 chú cháu ruột đều là tiến sỹ. Trong số 13 tiến sỹ có tới 10 vị được bổ ra làm quan dưới triều vua Lê Thánh Tông. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo Đỗ Khắc Chung, Nhân dân làng Gốm và học trò lập miếu thờ vong linh thầy từ khi ông còn sống (nay là đền thờ nhà giáo).

Hiện nay trong đền còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị quý đã trên 300 năm tuổi đó là: Bức hoành phi trước án thờ có ghi 4 chữ hán “Vạn đại chiêu ngưỡng” (tức ngàn đời noi theo). Bức phù điêu bằng gỗ tạc 1 con rồng lớn xung quanh là hơn chục con rồng nhỏ chầu vào gọi là: “Phụ long giáo tử” tức cha rồng dạy con rồng, Trên nóc đền còn có hình sao khuê – sao tượng trưng cho văn chương, lấp lánh trong đền có phối thờ các vị tiên hiền tiến sỹ của làng được khắc tên trên bia đá. Đền thờ Đồ Khắc Chung thôn Quan Tử là nơi thờ phụng tôn vinh thành hoàng, phúc thần của làng người có công lao lớn với đất nước, mệnh quan triều đình và là người thầy đặt nền móng, khai sáng sự học hành cho làng quê và các vùng lân cận.

undefined
Nghi thức tế lễ
Phiên bản di động