Học viên 20 tuổi mắc bạch hầu tại TPHCM đã xuất viện

Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 và có kết quả xét nghiệm âm tính, học viên 20 tuổi mắc bạch hầu đã được xuất viện. 
Bệnh bạch hầu từng khiến 1 triệu người nhiễm bệnh và 50.000 người tử vong "Cắm chốt" ở Tây Nguyên ngăn bệnh bạch hầu lây lan Vì sao bệnh bạch hầu bùng phát tại Đắk Nông?

Bác sĩ Trần Quốc Việt (Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 175) thông tin, nam học viên 20 tuổi mắc bệnh bạch hầu đã khỏi bệnh và được cho xuất viện vào ngày 2/7.

Trước đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt, đau họng, sưng vùng hàm và hạch cổ, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Đây là ca bạch hầu đầu tiên tại TPHCM trong năm 2020.

Học viên 20 tuổi mắc bạch hầu tại TPHCM đã xuất viện

Sau 9 ngày nhập viện và điều trị, bệnh nhân đã hết sốt, hết đau họng, hết sưng hạch cổ, sức khỏe ổn định, kết quả xét nghiệm âm tính.

16 người tiếp xúc gần với bệnh nhân tại cơ sở học tập và 42 nhân viên y tế đều được cho uống thuốc điều trị dự phòng. Kết quả xét nghiệm 16 người tiếp xúc gần đều âm tính với vi khuẩn bạch hầu và đang được tiếp tục theo dõi, uống thuốc dự phòng.

Công tác khử khuẩn, các quy định về đeo khẩu trang tại bệnh viện được tuân thủ nghiêm ngặt giúp phòng chống lây nhiễm, đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh.

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn corynebacterium diphtheriae gây ra, lây qua các chất tiết đường hô hấp chứa vi khuẩn hoặc qua các chất dịch ở sang thương ngoài da.

Triệu chứng ban đầu là sốt, ho, viêm họng, viêm mũi, nuốt đau, xuất hiện màng giả màu trắng ở vùng hầu họng. Bệnh có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine.

Các bác sĩ khuyến cáo, thuốc điều trị dự phòng bệnh bạch hầu được nên uống trong vòng 7-10 ngày. Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bạch hầu, người dân cần tuân thủ uống thuốc dự phòng, khả năng bảo vệ có thể đạt 100% nếu cơ thể không kháng thuốc. Tuy vậy, nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể gặp biến chứng tim, suy hô hấp, suy tim cấp.

Nguồn: Lao Động
laodong.vn
Phiên bản di động