Hoành tráng sân khấu khai mạc Lễ hội Gò Đống Đa 2025
Sẵn sàng cho Lễ hội Gò Đống Đa năm 2025 Rà soát công tác tổ chức, đảm bảo đáp ứng nhu cầu du Xuân, trẩy hội của người dân Đặc sắc “Lễ cầu bông” làng rau Trà Quế ở Hội An |
Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) được tổ chức vào ngày 5 Tết Nguyên đán để tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và Nhân dân đương thời, đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
![]() |
Sân khấu khai mạc Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) |
Năm nay, Lễ hội tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 đến 4/2 (tức từ mùng 5 đến 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Điểm khác biệt là năm nay lễ kỷ niệm được tổ chức vào tối 2/2, tại Công viên văn hóa Đống Đa, thay vì vào buổi sáng như mọi năm.
![]() |
Phối cảnh sân khấu 3D hương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước". |
Điểm nhấn là chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Đống Đa - Sử vàng lưu danh - Tương lai vững bước".
Chương trình nghệ thuật đặc sắc được xây dựng theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại, kể lại lịch sử một cách hiện đại và mới mẻ, biến chuyển tinh tế bằng kỹ xảo, âm nhạc hấp dẫn và đa dạng hình thức thể hiện như: Ca hát, xiếc, múa, đồng diễn trống…
![]() |
Chương trình nghệ thuật đặc sắc được xây dựng theo hình thức bán thực cảnh kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại |
Trong đó, công nghệ 3D mapping sẽ vẽ lại bức tranh oanh liệt bằng ánh sáng, mang đến cho người xem những trải nghiệm hình ảnh chân thực, sống động, ấn tượng...
![]() |
Lễ hội kỷ niệm 236 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2025) được tổ chức để tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn và Nhân dân đương thời, đã anh dũng chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. |
Trong những ngày diễn ra lễ hội, còn có nhiều hoạt động đặc sắc, như: Lễ dâng hương, tế lễ của các đoàn địa phương; lễ rước kiệu; biểu diễn múa lân, rồng; biểu diễn võ thuật Bình Định Gia; hội thi cờ tướng, cờ người; viết thư pháp...
Đây cũng là lần đầu tiên lễ hội được truyền hình trực tiếp trên kênh H1 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội và các nền tảng số, vào lúc 20h10.