Giảm thiểu rác thải nhựa và trách nhiệm của Truyền thông

Trách nhiệm của Nhà quản lý - Doanh nghiệp - Truyền thông như thế nào trong nỗ lực giảm thiểu rác thải nhựa, đã được chia sẻ khá cởi mở trong buổi tọa đàm “Chung tay vì một cộng đồng không rác thải nhựa” diễn ra sáng nay (28/9) tại Đà Nẵng.    
“Làm cho thế giới sạch hơn” bằng hành động cụ thể chứ không phải chỉ hô hào Sau sự cố tràn dầu, nhà máy cồn Đại Tân bị yêu cầu tạm dừng hoạt động Đà Nẵng: Phát hiện có cá chết bất thường, báo ngay cho UBND quận, huyện Ngôi làng đổi rác thải lấy đồ ăn để bảo vệ môi trường Đà Nẵng: Gần 5 tấn cá chết trắng tại hồ Hòa Phú do thiếu… ôxy Nói không với bóng bay – góp cây xanh bảo vệ môi trường
giam thieu rac thai nhua va trach nhiem cua truyen thong
Các Đại biểu cùng tọa đàm về vấn đề rác thải nhựa

Ngoài chủ nhà TP. Đà Nẵng, còn có đại biểu của 11 tỉnh ven biển như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa; cùng các doanh nghiệp và đông đảo chuyên gia về môi trường tham gia tọa đàm về giảm thải rác thải nhựa.

Theo đó, nhiều tham luận của các đại biểu Trung ương, địa phương và các doanh nghiệp đã đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế, bất cập trong công tác quản lý rác thải nhựa hiện nay.

Trong đó, nhấn mạnh sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, cộng đồng. Đặc biệt là các cơ quan truyền thông- báo chí, trong việc lan tỏa thực trạng các vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải nhựa hiện nay; cho đến các ý tưởng, sáng kiến xanh về tái chế, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường để nâng cao nhận thức và chung tay hành động.

giam thieu rac thai nhua va trach nhiem cua truyen thong

Ông Stefano Maccagno- Tổng Giám đốc khách sạn Four Points by Sheraton Danang- Tập đoàn Alphanam trình bày tham luận

Nhiều ý kiến cho rằng, chống rác thải nhựa cần có sự tham gia trực tiếp của cộng đồng từ những hoạt động sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh... thường ngày như: từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần, khuyến khích sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường.

Cộng đồng cũng cần tích cực tham gia phân loại rác từ nguồn, thu hồi, tái chế, tái sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa sử dụng một lần; các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khu đô thị, khu du lịch, dịch vụ, khách sạn... không sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần; khuyến khích người mua sắm tự mang bao bì, túi đựng sử dụng nhiều lần thân thiện với môi trường.

giam thieu rac thai nhua va trach nhiem cua truyen thong

Ông Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng phát biểu tại tọa đàm

Đại biểu Lê Trung Chinh - Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, đô thị Đà Nẵng đang đối mặt với quá nhiều áp lực về vấn đề rác thải trong tương lai. Hạ tầng kỹ thuật công tác thu gom - vận chuyển - xử lý chất thải rắn của thành phố thời gian qua có chiều hướng suy giảm, chưa đảm bảo, gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Ông Chinh cho rằng, trong thành phần rác thải của thành phố có sự gia tăng đáng kể thành phần rác thải nhựa và các loại khó phân hủy. Do đó, việc xác định, lựa chọn các giải pháp về quản lý, công nghệ, kỹ thuật để xử lý hiệu quả đối với rác thải là rất quan trọng.

Theo đó, UBND TP. Đà Nẵng đã đưa ra dự thảo “Kế hoạch hành động về phong trào Chống rác thải nhựa của thành phố” và đã được lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Hội, đoàn thể của TP Đà Nẵng ký cam kết.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân nhấn mạnh, ô nhiễm rác thải nhựa đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và cộng đồng phải cùng thống nhất về nhận thức và quyết tâm hành động.

giam thieu rac thai nhua va trach nhiem cua truyen thong

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu tại tọa đàm

Ông Nhân cho rằng, cần xây dựng các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu tiêu thụ, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa đến cộng đồng và người dân. Tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong xử lý, tái chế chất thải nhựa và phát triển các sản phẩm, vật liệu thay thế, thúc đẩy nhanh nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam...

Đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ ô nhiễm nhựa và nilon để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tiến tới từ bỏ sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần của người dân.

Đồng thời, phát hiện gương điển hình, mô hình tốt, cách làm hiệu quả, tạo sức lan tỏa, thắp sáng nỗ lực của toàn xã hội để phong trào Chống rác thải nhựa ngày càng được nhân rộng.

N.Dương
Phiên bản di động