Giải tỏa hành lang đường sắt là thực thi pháp luật
Rào chắn đường Quốc Tử Giám để làm đường sắt Nhổn-Ga Hà Nội Hà Nội: Nên giữ lại hay giải tán cafe đường tàu, cần một giải pháp hài hòa |
Như đã đưa tin, ngày 10/10, tổ công tác liên ngành gồm công an quận Hoàn Kiếm, công an các phường có đường tàu chạy qua, cảnh sát giao thông đường sắt đã tiến hành phong tỏa các lối ra vào đoạn đường tàu phố Phùng Hưng, nơi nhiều hộ kinh doanh cà phê, nhà hàng.
Theo đó lực lượng công an 3 phường sở tại, trật tự giao thông, cảnh sát giao thông đường sắt hàng ngày sẽ trực, xử lý các trường hợp vi phạm. Chỉ những người dân sống tại khu vực này mới được ra vào.
Theo Luật sư, việc bỏ hoạt động kinh doanh cà phê dọc hai bên đường sắt là đúng luật. Ảnh minh họa/Nguồn Vũ Hùng |
Trao đổi với Tuổi trẻ và Pháp luật, Luật sư Nguyễn Quang Tâm - Giám đốc Công ty Luật Phúc Quang đã đưa ra một số quan điểm sự việc trên.
Cụ thể theo Luật sư, hành lang an toàn giao thông đường sắt là một phần bắt buộc phải có trong kết cấu hạ tầng đường sắt. Theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật đường sắt 2018 “ Kết cấu hạ tầng đường sắt là công trình đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt. “
Việc tính chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt được quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó “ Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau: Với đường sắt tốc độ cao, trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét; đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép; đối với đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét. “
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo vệ đường sắt: “ Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau:
a) Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,5 mét;
b) Đối với đường sắt đô thị là 5,4 mét;
c) Đối với đường sắt còn lại là 5,6 mét. ”
Căn cứ theo Điểm b Khoản 4 Điều 70 Luật đường sắt 2018 về Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị, hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải đáp ứng các yêu cầu phải được cách ly để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép.
Khoản 2 Điều 9 Luật đường sắt 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường sắt bao gồm cả hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt, phạm vi bảo vệ công trình đường sắt.
Luật sư Tâm cho rằng, thực tế vụ việc trên có thể dễ dàng nhận thấy các hộ dân sinh đã vi phạm khoảng cách an toàn và lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt gây nguy hiểm tiềm ẩn cho chính họ và giao thông đường sắt đi qua khu vực đó. Trên thực tế là đã có tai nạn đáng tiếc xảy ra.