Giá vàng vẫn tăng “điên cuồng” bất chấp Nhà nước can thiệp
4 lần đấu thầu vàng thì 3 lần thất bại: Vì đâu nên nỗi? Sáng 3/5 đấu thầu vàng miếng, liệu có tiếp tục "ế"? Chuyên gia: Kiểm soát giá vàng vẫn là yêu cầu cấp bách trong thời gian tới |
Theo đó, tính đến 11h sáng 7/5, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết ở mốc 85,30-87,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Tương tự, giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu giao dịch ở mức 85,45 - 87,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Vàng trong nước tăng phi mã trong bối cảnh diễn biến thế giới cũng tăng nhưng chậm rãi hơn.
Hiện giá vàng giao ngay giao dịch tại 2.320 USD/ounce, tăng 26,45 USD/ounce (+1,15%) so với một ngày trước đó.
Tuy nhiên, giá vàng tương lai giao tháng 6/2024 trên sàn Comex New York lại ngược dòng giảm nhẹ còn 2.328,5 USD/ounce, giảm 2,6 USD/ounce so với phiên trước.
Khoảng cách giữa giá vàng miếng SJC và giá vàng thế giới quy đổi do đó nhanh chóng nới rộng, hiện đã xấp xỉ 14,5 triệu đồng/lượng.
Bất chấp những giải pháp hạ nhiệt của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng miếng vẫn không ngừng tăng, xô đổ mọi kỷ lục. |
Trong tuần này, thị trường quan tâm tới các thông tin kinh tế đáng chú ý như: Đấu giá trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ, báo cáo tâm lý người tiêu dùng sơ bộ của Đại học Michigan,…
Bà Chantell Schieven, Trưởng bộ phận nghiên cứu tại Capitalight Research cho rằng, thị trường vàng bắt đầu bước vào giai đoạn suy yếu theo mùa. Trong môi trường này, giá vàng có khả năng giảm trở lại mức 2.150 USD/ounce.
Trong khi đó, ông Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex cho rằng, giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn. Giá vàng có thể giao dịch trong phạm vi 2.250-2.260 USD/ounce.
Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá, nhu cầu vàng vẫn tăng. Ông Adam Button, Trưởng bộ phận Chiến lược tiền tệ tại Forexlive, dự báo nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng do thị trường giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ.
Đối với thị trường trong nước, bất chấp những giải pháp hạ nhiệt của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng miếng vẫn không ngừng tăng, xô đổ mọi kỷ lục.
Một trong những giải pháp hạ nhiệt giá vàng được đưa ra là đấu thầu vàng. Tuy nhiên, trong 4 lần thông báo tổ chức đấu thầu vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước thì chỉ có 1 lần duy nhất thành công.
Nói về nguyên nhân đấu thầu vàng không thu hút được các đơn vị tham gia, ông Nguyễn Quang Huy, CEO Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Nguyễn Trãi (NTU) cho rằng, có thể là do giá khởi điểm khá sát với giá thị trường nên các doanh nghiệp cân nhắc mức biên lợi nhuận kỳ vọng với rủi ro nếu giá vàng thế giới có biến động mạnh thì sẽ ảnh hưởng trọng yếu tới hiệu quả kinh doanh.
Cùng với đó, hiện giá vàng trong nước và thế giới đều đang ở vùng đỉnh cao nhất trong 5 năm trở lại đây, nên việc mua vào khối lượng lớn giai đoạn này có thể sẽ gặp rủi ro nếu thị trường có sự điều chỉnh giảm mạnh về giá khi gặp áp lực chốt lời ngắn hạn ở vùng đỉnh hiện nay.
Ngoài ra, tâm lý của người dân và nhà đầu tư trong thời gian này khá ổn định, không còn đổ xô đi mua vào nên các doanh nghiệp có thể cũng thận trọng quan sát tương quan cung cầu trong nước mới đưa ra quyết định mua vào phù hợp nhu cầu của thị trường và khả năng chịu đựng rủi ro của mình.
Ông Huy cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước cho đấu thầu vàng miếng cũng là một trong những giải pháp tăng cung cho thị trường nhằm hạ nhiệt kịp thời, tuy nhiên đây cũng chỉ là biện pháp ngắn hạn chứ chưa phải là giải pháp căn cơ.
Theo ông Huy, giải pháp dài hạn là cần phải sửa đổi Nghị định 24, trong đó có việc Nhà nước xóa bỏ độc quyền vàng miếng SJC; cần có những giải pháp đồng bộ để giá vàng trong nước nước liên thông với thế giới, giúp giá vàng vận hành theo nguyên tắc thị trường.
Ngoài ra, cần có chính sách nhập khẩu vàng phù hợp với khả năng dữ trự ngoại hối và mục tiêu điều hành tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô ở mỗi thời kỳ; truyền thông thường xuyên để người dân, doanh nghiệp xóa bỏ dần tâm lý tích trữ vàng, đưa dòng tiền vào sản xuất kinh doanh.