Gần 55 tỷ đồng cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Chiều 27/12, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tư pháp năm 2019 và xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện công tác năm 2020. Theo đó, ở cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã đã đầu tư khoảng 55 tỷ đồng cho công tác công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong năm 2019.
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của thành phố

Theo báo cáo của Sở Tư pháp Hà Nội, trong năm qua thành phố đã xây dựng các chương trình, kế hoạch, văn bản hướng dẫn nhằm triển khai hiệu quả công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố; để kịp thời triển khai, thực hiện các nhiệm vụ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Ngoài ra, thành phố đã triển khai có hiệu quả Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019 - 2021”.

toan tha nh pho da da u tu gan 55 ty do ng cho cong tac pho bien giao duc phap luat
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL TP chủ trì hội nghị.

Ngành từ pháp đã xem xét, trình HĐND sửa đổi phụ lục về áp dụng mức chi cho công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân và công tác hòa giải ở cơ sở nhằm đảm bảo chính sách cho người làm công tác PBGDPL.

Kết quả thực hiện công tác PBGDPL cho thấy tại cấp Thành phố đã tổ chức 73 hội nghị tập huấn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm triển khai các Chương trình, Kế hoạch, Đề án về PBGDPL cho 21.900 lượt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn.

Để đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp biên soạn tài liệu phát thanh về các nội dung được cán bộ, nhân dân quan tâm và phát trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Đã biên soạn và phát hành 17.000 cuốn sách tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; 639.000 tờ gấp tìm hiểu pháp luật: xử phạt VPHC trong lĩnh vực hàng không; quy định tiếp dân; quy định về hụi, họ, biêu, phường, Luật quốc phòng 2018... cấp phát miễn phí đến các sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn, các tủ sách pháp luật, ngăn sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố, khu dân cư.

Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp thành phố có 163 người, cấp huyện là 777 người, tuyên truyền viên pháp luật cấp xã là 10.611 người. Công tác tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật luôn được duy trì tốt.

Theo thống kê cho thấy, UBND thành phố quan tâm đầu tư số kinh phí trên 28,9 tỷ đồng cho công tác PBGDPL cấp thành phố. Các quận, huyện, thị xã cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác PBGDPL trên 18,4 tỷ đồng và kinh phí tại cấp xã, phường, thị trấn trên 7,5 tỷ đồng.

Qua số liệu cho thấy, việc bố trí kinh phí cho công tác PBGDPL năm 2019 tăng hơn 7 tỷ đồng tại cấp Thành phố và gần 5 tỷ đồng tại cấp huyện so với năm 2018. Từ đó nhận thấy sự quan tâm của các cấp, các ngành và việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn xã hội hóa cho công tác PBGDPL.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn yêu cầu các đơn vị cần quan tâm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hơn nữa. Sở Tư pháp cùng các sở, ngành, quận, huyện phải bám sát chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, chính phủ, năm tiếp tục tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân các đạo luật mới, có tác động trực tiếp đến hoạt động của cơ quan nhà nước, đời sống nhân dân như Bộ Luật Lao động; Luật Phòng chống tác hại của rượu bia; Luật Giáo dục, Luật Đầu tư công; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức...

Đặc biệt quan tâm đến các vấn đề thành phố đang tập trung chỉ đạo, được xã hội đặc biệt quan tâm như: kỷ cương hành chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, trật tự và văn minh đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, xây dựng nếp sống văn hóa, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hôi, vệ sinh môi trường. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải được đổi mới, thiết thực hơn, tránh hình thức, có hiệu quả thực sự để nâng cao ý thức pháp luật của người dân.

Diệp Anh
Phiên bản di động