Độn thổ với câu chuyện lì xì ngày Tết
Dạy con trẻ đón Tết Nguyên Đán ý nghĩa và hạnh phúc Khi lì xì Tết cũng là áp lực... Trẻ em sử dụng tiền lì xì như nào cho đúng? |
Xấu hổ không giấu mặt được đâu
Tết năm nay, anh Đinh Huy Đức, 28 tuổi, một nhân viên văn phòng tại Hà Nội rơi vào tình cảnh dở khóc, dở cười khi đi thăm gia đình họ hàng. Anh Đức đã tặng cậu con trai của gia đình một bao lì xì đỏ, đã dán kín.
“Khi mẹ đang rót nước thì cậu bé cũng nhanh tay bóc bao lì xì, rút tờ tiền bên trong ra, hồn nhiên nói: ‘Chú Đức lì xì con mỗi 50.000 đồng. Chú đi làm trên thành phố về mà còn cho con ít hơn chú Khoa. Chú Khoa mừng tuổi con hẳn 100.000 đồng”, anh Đức kể lại.
Nhiều người gặp phải những câu chuyện dở khóc dở cười khi lì xì ngày Tết (Ảnh minh họa) |
Câu chuyện của chàng nhân viên văn phòng 28 tuổi không của riêng ai. Chị Hoàng Thanh Nga, 33 tuổi, nhân viên kinh doanh tại Hà Nội cũng từng đau đầu trong việc cân đối lì xì cho các cháu nhỏ ở quê.
Chị Nga nhớ lại, cách đây mấy năm, chị và chồng về quê nội ăn Tết, lì xì cho mỗi cháu 20.000 đồng và bị “chê” thẳng mặt khiến hai vợ chồng ngượng chín mặt. Lương chưa hẳn ở mức cao nhưng các cháu lại đông khiến vợ chồng chị Nga rất khó nghĩ.
Từ đó, chị Nga rút ra kinh nghiệm: “Vợ chồng mình cố gắng cân đối, chuẩn bị các phong bao lì xì bắt mắt, đút trong đó những tờ 50.000 đồng mới cứng. Hy vọng là không ai chê trách”.
Khảo trước tình hình “dân số”
Đó là điều mà anh Trần Huy Hoàng, 30 tuổi, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Nội rút ra sau khi rơi vào tình huống “đứng hình” trong Tết năm trước. Khi đến thăm một gia đình đồng nghiệp, anh Hoàng đã sắp sẵn 3 chiếc lì xì của 3 bạn nhỏ.
Nhưng khổ nỗi, hôm đó, gia đình đồng nghiệp lại có các cháu ở lại, tổng cộng có 8 bạn nhỏ. Anh Hoàng đành lì xì tiền riêng cho 5 bạn nhỏ. Câu chuyện rắc rối bắt đầu khi các bạn nhỏ không bằng lòng khi đứa có phong bao lì xì, đứa thì không.
Từ đó trở đi, với quan điểm “thà thừa còn hơn thiếu”, nam hướng dẫn viên du lịch đã chuẩn bị một số lượng lớn bao lì xì dự phòng. “Có thể hỏi trước gia đình có nhà không để chuẩn bị được số lượng lì xì hợp lý”, anh Hoàng cho biết thêm.
“Mãi mà không thấy lì xì”
Câu nói mà chị Hoàng Thúy mãi không quên được, phần vì ngại, phần vì dở khóc dở cười. Lý do được nữ tiểu thương 32 tuổi này đưa ra là vì mải chúc Tết, nói chuyện. “Khi nghe câu đó, tôi cũng giật mình”, chị Thúy tâm sự.
“Bố mẹ bé nghe thấy cũng ngại nhưng có khách nên cũng giữ ý. Tôi cũng chỉ cười, cho qua và gọi bé lại lấy lì xì.”, chị Thúy kể. Theo chị, âu cũng là do tâm lý con trẻ chứ không có ý gì.
1001 tình huống cười ra nước mắt khác
Công việc bộn bề khiến đôi khi người lớn mắc phải những sai sót. Chị Minh Phương, bác sĩ nha khoa tại Hà Nội từng ngại ngùng khi mừng tuổi một bao lì xì rỗng ruột.
“Mình đang nói chuyện với bố mẹ cháu thì bạn nhỏ chạy ra, ‘mách tội’ là cô này mừng tuổi con lì xì không. Ôi, lúc đó mình ngượng chín mặt và cũng đành lì xì lại cho bé một phong bao khác. Trước đó, mình còn phải kiểm tra lại ruột bao lì xì”, chị Phương nhớ lại.
Không những vậy, anh Trung Kiên (Thanh Xuân) cũng chỉ biết rút thêm hầu bao khi nhận được câu nói rất hồn nhiên “Nhà cháu còn em nữa ạ”. Rơi vào tình huống này, anh không còn cách làm nào khác để xoa dịu các bạn nhỏ.
Thực tế, còn nhiều tình huống “tiến thoái lưỡng nan” hơn. Chị Kim Anh (Ba Đình) từng toát mồ hôi khi trước mặt là những em bé háo hức nhận mừng tuổi nhưng trong túi toàn tiền mệnh giá lớn.
Dạy con trẻ đón Tết Nguyên Đán ý nghĩa và hạnh phúc |
Khi lì xì Tết cũng là áp lực... |
Trẻ em sử dụng tiền lì xì như nào cho đúng? |