Đối tượng giết người tại huyện Mê Linh đã đầu thú

Ngày 4/6, Phòng Cảnh sát hình sự cùng Công an huyện Mê Linh (Hà Nội) đã vận động Nguyễn Quang Tuấn (sinh năm 2001 ở xã An Vinh, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình) là đối tượng giết người đến cơ quan Công an đầu thú.
Giết người, trốn nã, cướp taxi – Đặng Văn Sáu đối diện khung án tử "Đầu sỏ" điều hành đường dây ma tuý là đối tượng trốn nã vì giết người, tàng trữ súng Những vụ hiếp dâm, giết trẻ em gái: Bản án lương tâm bên cạnh sự nghiêm minh của pháp luật

Trước đó, tối 30/5/2021, Nguyễn Quang Tuấn đến gặp anh T (sinh năm 1990 ở xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Hà Nội) để đòi nợ cho một người bạn. Khi thấy anh T đang ăn cơm ở nhà bạn, Tuấn đi vào gặp và hỏi anh T khi nào trả tiền thì hai bên xảy ra xô xát. Mặc dù được mọi người xung quanh can ngăn, nhưng anh T vẫn tiếp tục đánh Tuấn. Sau đó, Tuấn đã lấy 1 con dao bấm đâm nhiều nhát khiến anh T bị thương nặng và tử vong sau khi được đưa đến bệnh viện.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an huyện Mê Linh đã phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự và các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ vụ việc.

Đối tượng giết người tại huyện Mê Linh đã đầu thú
Đối tượng giết người tại huyện Mê Linh đã đầu thú

Với hành vi giết người, Tuấn mặc dù tuổi còn rất trẻ nhưng sẽ phải đối mặt với hình phạt tù quy định tại Điều 123 "Tội giết người", Bộ luật Hình sự 2015: "Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình".

Tuy nhiên, người phạm tội tự thú, đầu thú được quy định lần đầu trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Với hành động đầu thú của Tuấn thì đây là một hành vi tích cực và là biểu hiện của sự ăn năn muốn hối cải của người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm pháp.

Luật hình sự quy định việc người phạm tội tự thú là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quy định về tự thú còn là quy định mang tính phòng ngừa tích cực. Hành vi tự thú không chỉ giúp cho các cơ quan bảo vệ pháp luật sớm khám phá ra tội phạm và ngăn chặn được những hành vi tiếp tục thực hiện tội phạm mà còn tác động tích cực đến những đối tượng khác đã hoặc đang có hành vi phạm tội, làm cho các đối tượng này phải hoang mang, dao động mà tự kiềm chế các hành vi và ý đồ thực hiện tội phạm của mình.

Tự thú còn có ý nghĩa tích cực ở chỗ, làm giảm bớt những chi phí cần thiết cho việc điều tra, truy bắt đối tượng phạm tội; rút ngắn thời hạn thực hiện các hành vi tố tụng. Vì những ý nghĩa đó, pháp luật tố tụng hình sự của nước ta, luôn khuyến khích tự thú. Cũng chính vì vậy mà luật cũng quy định những thủ tục tố tụng và các điều kiện pháp lý khác có lợi cho người tự thú.

Hoa Thành
Phiên bản di động