Hiến kế cho Đoàn

Đổi mới các phương thức hỗ trợ đoàn viên, thanh niên

Hướng tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2022 - 2027, nhiều bạn trẻ tiếp tục tích cực “hiến kế cho Đoàn” để xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh.
Thủ tướng Chính phủ: Đổi mới, sáng tạo, đột phá đối với mô hình kinh tế tập thể Đổi mới mang tính đột phá, xây dựng hình ảnh thanh niên Thủ đô hiện đại, văn minh Thành đoàn Hà Nội công bố 5 đề án về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Chắp cánh để hiện thực hoá ý tưởng

Chia sẻ với báo Tuổi trẻ Thủ đô, bạn Chu Minh Anh (sinh năm 2006, Ủy Viên BCH Đoàn Trường THPT Việt Đức, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng tổ chức Đoàn cần phát triển môi trường nghiên cứu sáng tạo bởi xu hướng toàn cầu hóa có nhiều thay đổi nhanh chóng, nguồn nhân lực là yếu tố dành phần thắng trong phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

"Mỗi cá nhân khi được tham gia vào tổ chức Đoàn vừa là một niềm vinh dự lớn lao và cũng là một trọng trách cao cả. Chúng mình hiểu, việc đứng trong hàng ngũ của Đoàn, mỗi người sẽ có thêm nhiều cơ hội để học hỏi và khẳng định bản thân. Từng bạn trẻ sẽ nhận biết được bản thân còn thiếu sót gì, cần làm gì để hoàn thiện hơn nữa để trở thành những con người có ích cho xã hội”, Minh Anh chia sẻ.

Đổi mới các phương thức hỗ trợ đoàn viên, thanh niên
Bạn trẻ Phạm Đức Huy
Đồng ý kiến với Minh Anh, bạn Phạm Đức Huy (sinh viên năm 2 trường Đại học Bách khoa Hà Nội ) cho rằng hiện tại, cơ sở vật chất của hầu hết các trường đại học chưa đáp ứng đủ hết nhu cầu nghiên cứu sáng tạo của sinh viên. Đặc biệt, phần lớn các ý tưởng sáng tạo của bạn trẻ chủ yếu vẫn nằm trong khuôn khổ các cuộc thi, chưa được chú trọng đầu tư để hiện thực hóa vào cuộc sống.

“Để thúc đẩy sự sáng tạo trong học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên, theo mình, việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật ở các trường là rất quan trọng. Đồng thời, tổ chức Đoàn cần là cầu nối thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng khuyến khích sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của học sinh, sinh viên. Cùng với đó, tổ chức Đoàn, Hội cũng cần hỗ trợ các bạn trẻ phát triển các đội nhóm, mạng lưới nghiên cứu để phát huy trí tuệ tập thể của thanh niên”, Đức Huy chia sẻ

Đổi mới phương thức giáo dục

Thuộc thế hệ “Gen Z” trong thời đại mới, theo Minh Anh, đời sống văn hóa, thông tin ngày càng phong phú đặt ra thách thức cho công tác giáo dục của Đoàn, đặc biệt là sự bùng nổ thông tin trên mạng xã hội. Vì vậy, Đoàn cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức giáo dục tăng sức đề kháng cho bạn trẻ làm chủ bản thân trước các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

Đổi mới các phương thức hỗ trợ đoàn viên, thanh niên
Nữ sinh gen Z Chu Minh Anh, Ủy Viên BCH Đoàn Trường THPT Việt Đức
Tổ chức Đoàn cũng cần mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp một cách linh hoạt như sáng tạo, thành lập tổ, đội, nhóm, chi hội trên không gian mạng. Lợi ích của sinh hoạt trên mạng là không phụ thuộc vào không gian, thời gian nhưng vẫn đảm bảo tôn chỉ, mục đích và hiệu quả hoạt động.

"Việc trang bị kiến thức cho bạn trẻ, nhất là thế hệ trẻ hiện đại không chỉ dừng lại ở việc sử dụng hiệu quả công cụ chuyển đổi số để phục vụ bản thân trong học tập, rèn luyện. Đoàn viên, thanh niên phải là lực lượng đi đầu sử dụng các sản phẩm, thiết chế chuyển đổi số do các tổ chức, chính quyền triển khai. Đồng thời, lan tỏa rộng rãi cho cộng đồng, xã hội", Minh Anh đề xuất.

Dùng hài, kịch để tuyên truyền

Bạn Trần Thu Hà, Phó Chủ tịch Hội sinh viên Đại học Kinh tế quốc dân cho rằng, nếu Đoàn Thanh niên tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên, thanh niên một cách khô khan, máy móc sẽ kém hiệu quả. Ngược lại, nếu biết vận dụng các tiểu phẩm hài, kịch tuyên truyền pháp luật sẽ mang lại kết quả tốt hơn, dễ dàng tiếp cận với giới trẻ hơn.

“Thậm chí nếu được đầu tư và xây dựng nội dung, hình ảnh chỉn chu thì việc này hoàn toàn có thể trở nên “viral” và lan tỏa đến giới trẻ nhanh chóng trong thời đại công nghệ số và mạng xã hội bùng nổ như hiện nay”, Thu Hà chia sẻ.

Trung Vũ
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động