Độc đáo Lễ hội Phụng Nghênh

Lễ hội Phụng Nghênh nhằm tưởng nhớ công lao của mẹ đức Thánh Gióng - vị anh hùng "bất tử" và lẫy lừng trong cuộc chiến chống giặc Ân xâm lược vừa được khai hội tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm với nhiều hoạt động đặc sắc, thú vị.
Khám phá Lễ hội Ẩm thực Pháp 2024 tại Hà Nội Nhiều hoạt động tại Lễ hội Đền – Chùa Bà Tấm Đặc sắc Lễ hội truyền thống làng Giang Cao

Theo truyền thuyết, có người mẹ hiện thân trú tại quê hương Phù Đổng. Do cơ trời vận nước, sau một đêm mưa to gió lớn, sáng dậy bà ra thăm vườn cà, đã ướm chân mình vào vết chân khổng lồ, rồi thụ thai và sinh thành ra Gióng, lớn lên trở thành chàng trai có sức khỏe phi thường, có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vẹn nguyên bờ cõi của đất nước từ thời Vua Hùng Vương thứ sáu...

Độc đáo Lễ hội Phụng Nghênh
Nhiều phụ nữ ở các xã lân cận tham gia vào lễ rước

Phó Chủ tịch UBND xã Phù Đồng Nguyễn Văn Tài cho hay, để ghi nhớ công ơn của đấng sinh thành Thánh Gióng, Nhân dân xã Phù Đổng đã lập đền thờ mẹ, đặt tên là đền Hạ - hay còn gọi là đền Mẫu, nằm ở ngoài đê.

Hằng năm, vào ngày 21/2 (Âm lịch) hằng năm, Nhân dân xã Phù Đổng và những xã có liên quan đến tích Thánh Gióng như: Đặng Xá, Lệ Chi, Trung Mầu... tưng bừng mở hội, để gìn giữ, tôn vinh, giáo dục các thế hệ hôm nay và mai sau luôn nhớ về cội nguồn.

Độc đáo Lễ hội Phụng Nghênh

Điều đặc biệt là, tại Lễ hội Phụng Nghênh, chỉ có phụ nữ được tham gia các đoàn rước, khiêng kiệu, đánh trống, cầm cờ...

Năm nay, Lễ hội Phụng Nghênh diễn ra từ 30/3 - 31/3, có 23 đoàn rước với hàng nghìn phụ nữ tham gia. Ngoài nét độc đáo ở nghi lễ rước, Lễ hội năm nay còn có nhiều hoạt động vui chơi khác như thi đấu cầu lông thiếu niên, các trò chơi dân gian: làm cơm nắm muối vừng, vẽ tranh Đông Hồ, nặn gốm Bát Tràng, văn nghệ, trưng bày cây cảnh bonsai…

Độc đáo Lễ hội Phụng Nghênh
Lễ hội Phụng Nghênh chỉ có phụ nữ được tham gia các đoàn rước, khiêng kiệu, đánh trống, cầm cờ...
Độc đáo Lễ hội Phụng Nghênh
Độc đáo Lễ hội Phụng Nghênh
Lễ hội hàng năm diễn ra nhằm nhắc nhở thế hệ sau ghi nhớ công ơn của mẹ Thánh Gióng.
Độc đáo Lễ hội Phụng Nghênh
Thái Sơn
Phiên bản di động