Đi xe đạp không phải “cách né” kiểm tra nồng độ cồn
Bộ Công an đề xuất giảm mạnh mức tiền phạt vi phạm nồng độ cồn Hà Nội: Phát hiện tài xế vi phạm nồng độ cồn, tàng trữ vũ khí thô sơ Quy định về nồng độ cồn có gì mới? |
Cấm người điều khiển mọi phương tiện khi có nồng độ cồn
Thực tế tại nhiều chốt xử lý vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn Hà Nội, nhiều người đi xe đạp, xe đạp điện từng khá bất ngờ khi bị yêu cầu thử nồng độ cồn.
Khi được hỏi, phần lớn người vi phạm đều ly do đi xe đạp nhậu vì quán gần nhà, thậm chí nghĩ rằng, sau khi nhậu xong di chuyển bằng xe đạp…an toàn hơn xe máy hoặc ô tô.
Trong số đó, không ít người biết rằng đi xe đạp cũng sẽ bị CSGT phạt vi phạm nồng độ cồn, nhưng mức phạt nhẹ nên làm liều.
Ảnh minh hoạ |
Trong mọi trường hợp, các cán bộ, chiến sĩ CSGT lưu ý: Các quy định của pháp luật hiện nay nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Cụ thể như sau, đối với người điều khiển xe đạp vi phạm nồng độ cồn:
Người điều khiển xe đạp tham gia giao thông là đối tượng bị thổi nồng độ cồn theo quy định pháp luật. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định người đi xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện cũng sẽ bị thổi nồng độ cồn như các loại xe máy và ô tô.
Cụ thể, tại Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng khi trong máu, trong hơi thở có chứa nồng độ cồn vượt quá mức 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,4mg/lít khí thở.
Đặc biệt, người điều khiển xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện khi vi phạm nồng độ cồn cũng sẽ bị phạt tiền. Cụ thể, phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng khi lái xe có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50mg/100ml máu hay chưa có 0,25mg/lít khí thở.
Phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng khi người đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện có nồng độ cồn vượt quá mức 50 - 80mg/100ml máu hay vượt quá 0,25 - 0,4mg/lít khí thở.
Trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi chống đối thì bị phạt tiền ở mức cao nhất, đồng thời có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội như: Chống người thi hành công vụ, Gây rối trật tự công cộng…
Ngoài ra, căn cứ khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm.
Đề xuất thay đổi mức phạt tiền
Mới đây, tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất giữ nguyên mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy người điều khiển xe thô sơ khác trong trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng) và trường hợp điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng).
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy người điều khiển xe thô sơ khác trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, Bộ Công an đề xuất mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Như vậy, với các vi phạm về nồng độ cồn, dù điều khiển bằng bất cứ phương tiện nào cũng sẽ bị cấm. Nhãn tiền là những người điều khiển phương tiện lành lặn thì mất tiền nộp phạt, xa hơn có thể nguy hiểm đến tài sản, tính mạng nếu không may bị va chạm giao thông...