Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa:

Định hướng phù hợp để bảo vệ và phát huy các không gian văn hóa

Các chuyên ra cho rằng, Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) sẽ là nền tảng giúp phát huy giá trị của các không gian văn hóa, làm phong phú đời sống xã hội, góp phần phát triển bảo tồn và gìn giữ văn hóa truyền thống cũng như thu hút du lịch để phát triển kinh tế Thủ đô.
Bài 4: Chuyên gia Pháp nói gì về cải tạo không gian hồ Hoàn Kiếm? Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng Bài 2: Bảo tồn và phát huy giá trị không gian hồ Hoàn Kiếm

Theo TS. Luật sư Bùi Vũ Nghĩa (Đoàn Luật sư Vũ Gia), không gian văn hóa là nền tảng quan trọng và cần thiết cho sự giao lưu, sáng tạo và làm phong phú đời sống con người. Trong quá phát triển đô thị, nhiều không gian văn hóa đã được hình thành, một số không gian văn hóa đang tiếp tục được phát triển.

Những không gian văn hóa đô thị hay làng xã có tính đặc trưng cho một số vùng miền Thủ đô như các tuyến phố “hàng" chuyên kinh doanh một số sản phẩm, hàng hóa hay làng lụa Vạn Phúc, làng cổ Đường Lâm, làng gốm sứ Bát Tràng… là sự kết hợp độc đáo giữa hoạt động thương mại với các đặc điểm văn hóa đời sống của khu vực, có giá trị văn hóa cảnh quan, công trình kiến trúc có giá trị (di sản vật thể) cho đến tinh thần hợp tác kinh doanh buôn có bạn, bán có phường (di sản phi vật thể) của người Việt Nam.

Định hướng phù hợp để bảo vệ và phát huy các không gian công đồng
TS. Luật sư Bùi Vũ Nghĩa (Đoàn Luật sư Vũ Gia)

Khả năng xóa bỏ hoặc làm tổn hại các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở những không gian văn hóa này luôn tồn tại nên việc phát triển đô thị và kinh tế xã hội đòi hỏi phải phát huy tối đa các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế đô thị như tiềm năng, lợi thế về quy mô kinh tế, vị trí địa lý, văn hóa - xã hội mang bản sắc riêng.

Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị cũng đòi hỏi cần phải có những không gian văn hóa mới để làm gia tăng năng lực gắn kết cộng đồng và đáp ứng nhu cầu về các hoạt động văn hóa.

Nhiều đô thị mới ở Thủ đô đã có những khu phố đi bộ, tuyến phố kiểu mẫu để tạo ra các không gian văn hóa cộng đồng cho khu vực như khu Mega World của Vinhome Ocean Park, khu Mailand Hanoi city... Chính quyền một số quận, huyện cũng đã đầu tư để tạo ra các tuyến phố đi bộ vào cuối tuần, tuyến phố chuyên doanh, hoặc thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế đêm gắn với đời sống văn hóa đô thị để hy vọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong khu vực và tạo nên một sức sống văn hóa mới cho khu vực.

Khu phát triển thương mại và văn hóa là một định hướng đúng đắn và phù hợp để có thể bảo vệ và phát huy các không gian công cộng, không gian văn hóa và phát triển các không gian văn hóa mới, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, giải trí cho thanh niên, du khách nước ngoài và kinh tế ban đêm. Các quy định tại khoản 8 Điều 21 của Luật Thủ đô 2024 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cơ bản cho việc hình thành các khu phát triển thương mại và văn hóa.

Cũng theo TS Bùi Vũ Nghĩa, Hà Nội hiện có rất nhiều tiềm năng áp dụng mô hình khu phát triển thương mại và văn hóa để thúc đẩy hoạt động thương mại, đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường, hoặc có thể chuyển đổi mô hình vận hành các khu phố đi bộ hiện có (như khu vực hồ Hoàn Kiếm và các chuyên doanh lân cận, khu phố Trịnh Công Sơn, khu Công viên Thống nhất, khu Đảo Ngọc Ngũ Xã - hồ Trúc Bạch, khu thành cổ Sơn Tây...), một số làng nghề truyền thống (như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc).

Định hướng phù hợp để bảo vệ và phát huy các không gian công đồng
Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (Thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) sẽ là nền tảng giúp phát huy giá trị của các không gian văn hóa, làm phong phú đời sống xã hội, góp phần phát triển bảo tồn và gìn giữ văn hóa truyền thống cũng như thu hút du lịch để phát triển kinh tế Thủ đô

"Kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều quốc gia thường lựa chọn những khu vực đang có những điều cũng đang thí điểm áp dụng mô hình này để chấn hưng văn hóa và thúc đẩy sự phát triển thương mại. Việc đưa vào Dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ giúp Hà Nội có những quy định, cơ chế phù hợp để khơi dậy những tiềm năng và thế mạnh sẵn có.

Sở Văn hóa Thể thao TP, Chính quyền cấp quận, huyện cần có những đề án thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa tại một khu vực khả thi, phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng vùng. Nội dung của đề án cần bám sát với quy định tại Điều 21 của Luật Thủ đô 2024. Kèm theo đề án, đơn vị lập đề án cần có biên bản lấy ý kiến cư dân, đơn vị kinh doanh trong khu vực dự kiến thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa.

Trong Dự thảo cũng đã có quy chế mẫu của khu phát triển thương mại và văn hóa. Dựa trên những nội dung cơ bản nêu trên, mỗi khu phát triển thương mại và văn hóa tại các địa phương có thể xây dựng quy chế riêng cho khu của mình dựa trên mục tiêu, tầm nhìn của mỗi khu, tính khác biệt hóa của mỗi khu để thúc đẩy kinh doanh, thu hút du khách và nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân trong mỗi khu”, TS Bùi Vũ Nghĩa chia sẻ.

Phạm Thành

Bình luận

Phiên bản di động