Đẩy mạnh xây dựng văn hoá, nâng cao nét đẹp người Thạch Thất

Huyện Thạch Thất (Hà Nội) quan tâm xây dựng “Người Thạch Thất thanh lịch văn minh” gắn với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa xứ Đoài - đây cũng là ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trong cuộc làm việc của Đoàn giám sát số 1 Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chương trình 06 tại huyện này.
Thạch Thất siết chặt kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu Nỗ lực nâng cao đời sống bà con dân tộc thiểu số

Phát huy những giá trị văn hóa xứ Đoài

Năm 2023, sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân đã giúp huyện Thạch Thất đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng văn hoá tại huyện Thạch Thất cũng mang lại nhiều kết quả đáng mừng.

Các hoạt động văn hoá, thể thao tại huyện Thạch Thất đã đạt được nhiều thành tựu trong năm 2023, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân
Các hoạt động văn hoá, thể thao tại huyện Thạch Thất đã đạt được nhiều thành tựu trong năm 2023, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân

Phát biểu tại kỳ họp HĐND huyện, Bí thư Huyện uỷ Thạch Thất Lê Minh Đức nhận định, trong

"Huyện Thạch Thất quan tâm xây dựng “Người Thạch Thất thanh lịch văn minh” gắn với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa xứ Đoài" - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến nhấn mạnh.

năm 2023, lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế và tôn tạo di tích tại huyện Thạch Thất tiếp tục được quan tâm đầu tư. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, văn nghệ được triển khai trên địa bàn, tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong Nhân dân. Hoạt động thể dục thể thao tiếp tục được quan tâm đầu tư và nâng cao chất lượng.

Cụ thể, trong năm vừa qua, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của quần chúng Nhân dân trên địa bàn huyện Thạch Thất ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Các hình thức vui chơi, giải trí, thưởng thức văn học nghệ thuật của nhân dân đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Đáng chú ý, tại Thạch Thất, 100% các di tích xuống cấp nghiêm trọng được đầu tư tu bổ, tôn tạo; Đến nay, đã tu bổ được 20 di tích, không có di tích xuống cấp nghiêm trọng.

Đẩy mạnh xây dựng văn hoá, nâng cao nét đẹp người Thạch Thất
Thạch Thất tổ chức thành công chương trình nghệ thuật “Thăng Longlinh thiêng hội tụ” nhân dịp kỷ niệm 15 năm mở rộng địa giới hành chính Hà Nội.

Việc bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống được các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng.

Huyện Thạch Thất đã thành lập 3 phường rối nước xã Chàng Sơn, Bình Phú, Chàng Sơn; thành lập 3 câu lạc bộ Chèo, xã: Canh Nậu, Đại Đồng, Chàng Sơn. Duy trì hoạt động của 39 đội Cồng chiêng các xã: Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình.

Hệ thống thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng và hoàn thiện. 100% số thôn, tổ dân phố có điểm sinh hoạt cộng đồng, 113/122 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa (đạt tỷ lệ 92,6%)...

Một điểm nhấn đáng chú ý khác là việc thực hiện các nội dung phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” được triển khai sâu rộng trong hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở, đặc biệt sự tham gia, hưởng ứng tích cực của nhân dân trên địa bàn; cán bộ, đảng viên, hội viên làm nòng cốt đi đầu thực hiện nếp sống văn hóa và vận động gia đình gương mẫu thực hiện.

Tiếp tục quan tâm, đầu tư cho văn hoá

Nhận định rằng công tác văn hoá đã và đang chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tựu, song, chưa tương xứng với tiềm năng, huyện Thạch Thất xác định tiếp tục đầu tư mạnh mẽ cho xây dựng văn hoá trong năm 2024.

Bí thư Huyện ủy Thạch Thất Lê Minh Đức cho biết, thời gian tới, huyện sẽ hoàn thiện, đầu tư nâng cấp các thiết chế văn hóa. Tập trung rà soát quy hoạch bố trí quỹ đất đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa thể thao xã, nhà văn hóa, khu thể thao thôn, tổ dân phố.

Các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư
Các thiết chế văn hoá được quan tâm đầu tư

Đồng thời, quan tâm tu bổ, tôn tạo phát huy các giá trị văn hóa, tổ chức lập và trình phê duyệt đồ án quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ di tích Quốc gia đặc biệt Chùa Tây Phương, nhà Lưu niệm Bác Hồ. Đẩy nhanh tiến độ lập hồ sơ xếp hạng di tích; di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái. Phát huy hiệu quả điểm đến du lịch di tích Quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương và điểm du lịch sinh thái Hoàng Long. Phối hợp với các sở, ngành thành phố, các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, sự kiện có quy mô lớn trên địa bàn huyện.

Đẩy mạnh xây dựng văn hoá, nâng cao nét đẹp người Thạch Thất
Nâng cao đời sống văn hoá trong cộng đồng dân tộc thiểu số

Tong buổi làm việc của Đoàn giám sát số 1 Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chương trình 06-CTr/TU, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị huyện Thạch Thất cần tập trung khai thác, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương; tạo dựng các sản phẩm văn hóa theo đúng tinh thần đã nêu như: Tổ chức giải vật truyền thống, lễ hội vùng chùa Tây Phương; thiết kế các sản phẩm du lịch làng nghề, phát huy các giá trị văn hóa ẩm thực mang đặc trưng của quê hương Thạch Thất…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội lưu ý huyện Thạch Thất quan tâm xây dựng “Người Thạch Thất thanh lịch văn minh” gắn với bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa xứ Đoài. Cùng với đó, cần tập trung đầu tư, khai thác, sử dụng hiệu quả các thiết chế, sản phẩm văn hóa; khuyến khích phát triển du lịch văn hóa và các không gian sáng tạo văn hóa

Vũ Cường
Phiên bản di động