Đào than lên bán lấy tiền mà vẫn nặng nợ và hệ lụy ô nhiễm môi trường
Khí thải điện than đang tác động mạnh tới ô nhiễm ở Hà Nội? |
Việt Nam có trữ lượng than đá khoảng 6,6 tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác là 3,6 tỷ tấn, đứng thứ nhì Đông Nam Á. Con số trên chẳng thấm vào đâu so với các nước như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Úc… chiếm đến 4/5 trữ lượng than trên toàn thế giới (khoảng 3.000 tỷ tấn có thể khai thác).
Vừa qua, dư luận xôn xao về việc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện nằm trong danh sách các "ông lớn" doanh nghiệp Nhà nước đang gánh khoản nợ phải trả rất lớn, lên tới 74.000 tỷ đồng. Điều này đặt ra dấu hỏi về hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn này.
Chỉ việc đào than lên bán những vẫn gánh lỗ đặt ra nhiều vấn đề. |
Lý giải về số nợ phải trả gấp 1,6 lần vốn chủ sở hữu (45.000 tỷ đồng) được Kiểm toán Nhà nước nêu mới đây, đại diện TKV cho rằng, bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần có nguồn vốn để phục vụ đầu tư phát triển sản xuất và đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên.
Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp đều phải huy động nguồn vốn từ bên ngoài thông qua các hình thức vay tín dụng, phát hành trái phiếu, xã hội hoá…
Có thể thấy rằng, việc khai thác tài nguyên đem bán lấy tiền nhưng vẫn nợ đến hàng chục nghìn tỷ đồng đã đặt ra câu hỏi về chiến lược kinh doanh của "ông trùm" ngành than Việt Nam. Đây có thể nói rằng là một ngịch lý.
Trong chiến lược phát triển ngành công nghiệp than Việt Nam, dù Bộ Công thương nhận định tiềm năng tài nguyên than là có hạn, mức độ thăm dò hạn chế; điều kiện khai thác ngày càng khó khăn dẫn đến chi phí sản xuất than và giá thành sản phẩm than tăng cao, nhưng vẫn muốn "ban hành cơ chế chính sách phù hợp để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đầu tư thăm dò và khai thác than ở nước ngoài".
Theo ý kiến của nhiều người, việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi trường.
Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không khí...
Hậu quả dĩ nhiên là sẽ nặng nề, thế hệ mai sau của đất nước sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy khi tài nguyên khoáng sản kiệt quệ, chi phí bệnh tật, hệ lụy môi trường ô nhiễm bủa vây.