Đại biểu Quốc hội: Cần có giải pháp để giảm tỷ lệ sở hữu chéo trong ngân hàng

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần chú trọng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, bổ sung các quy định nhằm xử lý hiệu quả tình trạng sở hữu chéo, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của các tổ chức tín dụng...
Đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát quy định can thiệp sớm ngân hàng bị rút tiền hàng loạt Ủy ban Kinh tế đề nghị báo cáo rõ việc xử lý ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt và mua bắt buộc Chính phủ đề xuất bổ sung quy định xử lý khi ngân hàng có sự cố rút tiền hàng loạt Phó Thống đốc: Thị trường bất động sản gặp khó khăn nên nhu cầu tín dụng giảm sút

Dự thảo Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã đưa ra một số quy định nhằm giảm tỷ lệ sở hữu chéo trong ngân hàng.

Ví dụ quy định dư nợ cấp tín dụng tối đa đối với một khách hàng dự kiến giảm từ mức 15% như hiện hành xuống còn 10% tính trên vốn tự có của ngân hàng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại (hiện tại là 25%).

Dự thảo luật cũng giảm tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ ngân hàng của một cá nhân từ mức 5% hiện nay xuống còn 3%. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng (hiện tại là 15%), trừ ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt hoặc sở hữu của Nhà nước tại ngân hàng. Tỷ lệ sở hữu tối đa của nhóm cổ đông và người liên quan cũng được đề xuất giảm từ 20% xuống 15%.

Cho ý kiến ở phiên thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, quan trọng không phải là sở hữu 5% hay 3% mà quan trọng là cơ chế giám sát, báo cáo công khai để biết được pháp nhân liên quan và thực sự chi phối tổ chức hoạt động của ngân hàng.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, nghị quyết Trung ương đã nói rất rõ là cần chấm dứt sở hữu chéo, không còn là hạn chế nữa, nhưng thực tế hiện nay đã bắt đầu hình thành các mô hình như tập đoàn tài chính như: Công ty mẹ - con nhưng công ty mẹ là một tổ chức tín dụng; Một tập đoàn nhưng trong đó có một tổ chức tín dụng là thành viên trong hệ sinh thái của tập đoàn...

"Điều này cần được nhìn nhận và sửa đổi căn cơ trong Luật Các tổ chức tín dụng lần này", ông Huệ nói.

Đại biểu Quốc hội: Cần có giải pháp để giảm tỷ lệ sở hữu chéo trong ngân hàng
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Nhận định dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) là dự luật khó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, so với bản trình Ủy ban Thường vụ cho ý kiến, bản trình Quốc hội lần này đã rất khác, Chính phủ đã nghiêm túc tiếp thu, chỉnh lý, nhưng còn nhiều nội dung cần tiếp tục rà soát, quy định để khi ban hành sẽ tạo khung pháp lý vững chắc cho hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) có vai trò như một bộ luật đối với các tổ chức tín dụng, mọi hành xử của các các tổ chức này đều phải dựa vào luật này là chính. Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ làm sao giải quyết căn cơ vấn đề tái cơ cấu, xử lý ngân hàng yếu kém, khắc phục, chấm dứt tình trạng sở hữu chéo...

Về xử lý nợ xấu, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, không phải tất cả các nội dung của Nghị quyết số 42 về xử lý nợ xấu sẽ được Luật hoá vào Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Luật này ra đời phải áp dụng theo các quy định trong điều kiện bình thường như các khoản thu được xử lý tài sản sẽ có thứ tự ưu tiên như thế nào trong điều kiện bình thường, mô hình hoạt động công ty mua bán nợ Công ty Quản lý tài sản (VAMC) hoạt động như thế nào theo cơ chế thị trường chứ không thể theo trái phiếu đặc biệt như trước đây nữa; Hay quyền định đoạt về tài sản đảm bảo nếu có tranh chấp, trong điều kiện bình thường sẽ xử lý theo cơ chế toà án, không thể trao quyền cho ngân hàng xử lý như giai đoạn đặc biệt trước đây”.

Đồng tình với quan điểm Chủ tịch Quốc hội, đại biểu Nguyễn Hải Nam (đoàn Thừa Thiên Huế) nhấn mạnh việc siết lại sở hữu chéo là điều vô cùng quan trọng, vì đây là nguyên nhân tạo ra những cuộc khủng hoảng trong ngân hàng.

“Sở hữu chéo là vấn đề lớn ảnh hưởng đến sự tồn tại của ngân hàng. Sở hữu chéo tạo ra một nhóm quyền lực có thể thao túng ngân hàng. Thông qua sở hữu chéo, những thành viên trong Hội đồng quản trị ngân hàng có thể có những chấp thuận đối với các gói tín dụng vượt khỏi mọi quy định và hợp thức hoá các khoản tín dụng này bằng cách lách quy định mà không vi phạm quy định của Luật Các tổ chức tín dụng", ông Nam nói.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam đặt vấn đề với quy định hiện nay trong dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã thực sự khắc phục được tình trạng sở hữu chéo trong ngân hàng hướng tới tính độc lập của Ngân hàng và đạt được hệ thống quản trị bậc cao hiện đại trong nền kinh tế quy định hiện nay đã đủ khắc phục tình trạng này chưa? Trong khi luật chưa có quy định pháp lý rõ nét cho việc phát triển của ngân hàng số và ngân hàng điện tử và vai trò của các tập đoàn tài chính trong ngân hàng.

Đại biểu Nguyễn Hải Nam cũng đặt vấn đề về việc cần làm rõ căn cứ, thẩm quyền và tiêu chuẩn xem xét cho vay đặc biệt và can thiệp sớm với các tổ chức tín dụng tại Điều 145 và 146.

Ở góc độ doanh nghiệp, đại biểu Lê Mạnh Hùng (đoàn Cà Mau) cho rằng cần xem xét cân nhắc về tỷ lệ nằm giữ và quy định mở hơn với trường hợp doanh nghiệp Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.

Căn cứ thực chất việc sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước chiếm 100% vốn điều lệ cũng không khác gì do nhà nước sở hữu. Do vậy, quy định cần được xem xét tương đồng về cùng một điều kiện để tham chiếu và quản lý.

Đại biểu Lê Mạnh Hùng cho biết, thực tế hiện nay theo đề án tái cơ cấu PVComBank, phải chyển giao toàn bộ phần vốn của PVN tại PVComBank cho Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên đến nay, việc này vẫn chưa thực hiện được.

Do vậy, kể từ thời điểm các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực đến nay, việc thoái vốn củ PVN tại PVComBank không dễ và không thể thoái vốn ngay lập tức vì phải đảm bảo bảo toàn vốn Nhà nước và hàng loạt yêu cầu khác theo quy định.

Đại biểu Lê Mạnh Hùng đề nghị bổ sung quy định về trường hợp này và có thời hạn để doanh nghiệp thực hiện thoái vốn/chuyển giao vốn theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Theo đại biểu Hùng, hiện nay trong quá trình các ngân hàng đang thực hiện đề án tái cơ cấu, cần sự hỗ trợ từ các cổ đông và nhóm cổ đông lớn, nên việc giảm các tỷ lệ sở hữu sẽ làm các nhóm cổ đông bị pha loãng, việc đạt được tỷ lệ để thống nhất thông qua trong quá trình tái cơ cấu càng trở nên khó khăn.

Mặt khác, hiện nay việc hạn chế một số cá nhân, tổ chức có quyền chi phối một tổ chức tín dụng cùng cần phải xem xét thực chất hơn trên thực tế. Bởi từ vụ việc của Ngân hàng Sài Gòn (SCB), nằm ở hiện tượng một số cá nhân, tổ chức đã thông qua các thoả thuận uỷ quyền bí mật của mình để chi phối tổ chức tín dụng chứ không phải vấn đề ở tỷ lệ sở hữu cổ phần vì tỷ lệ này đã quy định rất thấp.

Do đó, đại biểu Lê Mạnh Hùng cho rằng cần có quy định rõ ràng về lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần nếu có để các cổ đông có thể thực hiện phương án thoái vốn một cách hiệu quả, nhất là trong tình trạng thị trường chứng khoán đang suy giảm như hiện nay.

Phiên bản di động