Cuộc đưa tiễn đặc biệt nơi cửa biển

Bình minh vừa nhô lên khỏi mặt biển chiếu lấp lánh trên mặt sông Thu Bồn. Không gian bất chợt như lặng lại để chờ một cuộc tiễn đưa đặc biệt nơi cửa biển.
Những nhận định trái ngược về sự xuất hiện của “đảo ma” ở Cửa Đại Đón “lạch” đầu mùa trên sông Thu Bồn Sông Hoài sắc màu phố cổ Hội An đêm rằm Độc đáo tour chèo thuyền vớt rác trên sông Thu Bồn
cuoc dua tien dac biet noi cua bien
Nhạc sĩ Trương Tuyết Mai và GS Boudarel

GS Boudarel là người Pháp, một đảng viên cộng sản, ông dành cả tuổi thanh xuân của mình để cùng nhân dân Việt Nam kháng Pháp.

Kháng chiến ở Việt Nam thành công, ông lại dành phần đời còn lại để nghiên cứu, viết sách về lịch sử Việt Nam; dịch các tác phẩm văn học của Việt Nam giới thiệu ra thế giới.

cuoc dua tien dac biet noi cua bien
Tro cốt của GS Boudarel được rải xuống sông Thu Bồn

Những tác phẩm như: “Dế mèn phiêu lưu ký” (Tô Hoài), “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố)…đã được ông dịch sang tiếng Pháp vào cuối những năm 1950, đầu những năm 1960. Để sau đó, nhiều tác phẩm văn học của Việt Nam được thế giới biết đến.

Boudarel còn là tác giả của luận án về cụ Phan Bội Châu và công trình nghiên cứu lịch sử về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

cuoc dua tien dac biet noi cua bien

Tháng 12/2003, GS Boudarel từ trần. Trước khi mất, ông có di nguyện được hỏa táng thi hài, một phần tro cốt trải xuống sông Seine (Pháp) quê hương của ông. Phần còn lại, đưa về Việt Nam rải theo lộ trình mà ông từng sinh sống và làm việc cách đây 6 thập kỷ (từ Sài Gòn lên Việt Bắc, qua chiến khu Đ và dọc theo vùng Trung Bộ).

Tháng 2/2020, sau 17 năm, Nhà báo Nguyễn Ngọc Giao, người bạn của GS Boudarel thủa sinh thời, mới thực hiện được di nguyện này của ông.

cuoc dua tien dac biet noi cua bien

Hành trình đầu tiên khi Boudarel về lại Việt Nam là Sông Bé (Bình Dương), tiếp đó ngày 8/2/2020, tro cốt của ông được rải tại Sông Hồng (Hà Nội).

Trung tuần tháng 3 vừa qua, tro cốt của Boudarel được rải xuống hạ lưu con sông Thu Bồn ở Quảng Nam, để xuôi ra Biển Đông.

cuoc dua tien dac biet noi cua bien

Trong thời khắc tiễn đưa nơi cửa biển đầy xúc động, nữ nhạc sĩ Trương Tuyết Mai, người bạn thân thiết của Boudarel ôm hộp tro cốt còn lại của ông đặt lên mũi thuyền, hướng về ánh bình minh đang nhô lên trên mặt biển.

Bà Trương Tuyết Mai chia sẻ: Vì tham gia Việt Minh, Boudarel bị Pháp kết án tử hình vắng mặt. Sau khi có lệnh ân xá vào năm 1967 ông mới được trở về đất nước mình. Và sau nhiều thập kỷ, một lần nữa ông trở lại Việt Nam trong một hình hài khác.

Hạ lưu sông Thu Bồn, nơi giao thoa giữa hai dòng nước ngọt, mặn đã khép lại hành trình đi dọc Việt Nam của Boudarel lần cuối cùng.

Minh Hải
Phiên bản di động