Cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay thương hiệu H&M

Sau thông tin thương hiệu H&M đồng ý thay đổi “bản đồ có vấn đề” trên mạng internet khi bị Chính phủ Trung Quốc chỉ trích. Sự việc này làm dấy lên làn sóng tẩy chay hãng thời trang trên các mạng xã hội ở Việt Nam.
Hơn 10 xe tải hàng hóa có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nước ngoài Thương hiệu siêu thị Big C sắp “xóa sổ”? VPBank có giá thị thương hiệu 502 triệu USD

Theo thông báo ngày 2/4, chính quyền TP Thượng Hải cho biết các thương hiệu thời trang và du lịch bị gây áp lực phải thay đổi "cách mô tả Đài Loan và các khu vực nhạy cảm khác trên trang web của họ".

Hãng tin AP dẫn thông báo của chính quyền Thượng Hải nói rằng người dùng mạng internet đã báo cáo về "bản đồ có vấn đề" trên trang web của H&M. Vì vậy, Sở Quy hoạch và Tài nguyên Thượng Hải yêu cầu công ty Thuỵ Điển nhanh chóng sửa chữa bản đồ đó.

Sau khi được triệu tập, H&M "đồng ý với yêu cầu của nhà chức trách Trung Quốc".

Các công ty nước ngoài cũng bị Trung Quốc bắt thay đổi bản đồ vẽ biên giới của Trung Quốc với Ấn Độ và các khu vực tranh chấp trên biển Đông.

Trên trang fanpage chính thức của H&M tại Việt Nam, các bài đăng nhận hàng chục nghìn lượt phẫn nộ và bình luận phản đối. Người dùng kêu gọi tẩy chay các sản phẩm của H&M tại Việt Nam.

Cộng đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay thương hiệu H&M
Cửa hàng HM tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Tài khoản Sky Big Family chia sẻ: "Đề nghị pháp luật xử lý vụ việc, người dân Việt Nam đề nghị H&M đính chính trên mức độ toàn cầu. Còn nếu lựa chọn thị trường Trung Quốc, thì đừng kiếm tiền ở Việt Nam nữa!".

"Sao thương hiệu quốc tế lại đi ủng hộ đường lưỡi bò, trong khi các nước lớn trên thế giới còn đang lên án chính sách bành trường trên biển Đông của Trung Quốc. Tôn trọng người dùng Trung Quốc mà sao lại coi thường người tiêu dùng Việt Nam?", tài khoản Gia Phát bày tỏ quan điểm.

Ngoài sự ảnh hưởng của đại dịch, H&M cũng lao đao vì khối lượng hàng tồn kho đã lên đến mức kỉ lục. Để cải tổ lại bộ máy, 300 cửa hàng phải đóng cửa và 16.000 nhân viên toàn thời gian của thương hiệu này cũng bị buộc phải thôi việc. Rồi tới giữa tháng 4/2020, khoảng 80% trong số 5.000 cửa hàng trên toàn cầu của H&M phải đóng cửa tạm thời để phong toả chống dịch.

Trước đó, thương hiệu H&M cũng đã dính phải nhiều scandal khi đại dịch Covid-19 bắt đầu ập đến. Khi ấy, giá cổ phiếu của H&M tụt dốc 50%, tốc độ nhanh đến mức không ai có thể ngờ. Không chỉ vậy, khi ấy, nhiều cửa hàng của thương hiệu này cũng phải đối phó với việc đóng cửa do dính đến bê bối phân biệt chủng tộc.

Hiện H&M tại Việt Nam vẫn chưa lên tiếng về vụ việc này.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động