Cô gái 27 tuổi cầm đầu đường dây sinh viên mang thai hộ phải đối mặt với mức án nào?
Công an quận Long Biên triệt phá đường dây "đẻ thuê" giá hàng trăm triệu đồng Mang thai hộ vì mục đích thương mại bị phạt đến 10 triệu đồng Ông trùm môi giới đẻ thuê lĩnh 2 năm tù |
Mang thai hộ là một trong những biện pháp nhân văn giúp những người không có khả năng mang thai có cơ hội được làm mẹ. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều trường hợp tự tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng những kĩ thuật hỗ trợ sinh sản nhằm hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.
Hoàng Tuệ Tâm (sinh năm 1994, trú tại xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) cũng không ngoại lệ. Lợi dụng người hiếm muộn, muốn sinh con, đăng thông tin lên mạng xã hội Tâm đã tìm các bạn nữ có nhu cầu mang thai hộ để kiếm tiền. Các bạn nữ này chủ yếu là sinh viên, từ 18-25 tuổi ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Sau đó, móc nối đôi bên và thoả thuận giao dịch. Mỗi phi vụ Hoàng Huệ Tâm hưởng lợi từ 100-200 triệu đồng. Người mang thai hộ hưởng 200-500 triệu đồng tuỳ trường hợp. Sau khi thoả thuận xong, Tâm đưa những người mang thai hộ đi xét nghiệm, cấy phôi thai.
Hoàng Tuệ Tâm (ảnh ANTĐ) |
Tinh vi hơn, Tâm còn sử dụng các loại giấy tờ giả như hộ khẩu, chứng minh thư, giấy đăng ký kết hôn... để hợp thức hoá việc mang thai hộ mà không bị rào cản thủ tục tại các bệnh viện.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, mới đây, Công an quận Long Biên đã đã làm rõ và ra lệnh bắt tạm giam Hoàng Huệ Tâm về hành vi 'Tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại và lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
Vi phạm Điều 187 Bộ luật Hình sự 2015
Hành vi của Hoàng Tuệ Tâm đã vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Điều 187 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Cụ thể:
Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:
a) Đối với 2 người trở lên;
b) Phạm tội 2 lần trở lên;
c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;
d) Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
ảnh minh họa |
Mức hình phạt đối với tội tổ chức mang thai hộ được chia thành hai khung, cụ thể như sau:
Trường hợp người phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan thì người phạm tội bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm..
Phạm tội tại Khoản 2 của Điều 187 thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Đó là các trường hợp: Phạm tội với hai người trở lên; Phạm tội hai lần trở lên; Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức; Tái phạm nguy hiểm.
Hình phạt bổ sung: Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Lừa đảo chiếm đoạt tiền "đẻ thuê"
Không những thế, ngoài các trường hợp đã thực hiện trót lọt các vụ mang thai hộ, Tâm còn nhận tiền của nhiều người khác nhưng không thực hiện, đến nay vẫn chưa hoàn trả tiền cho bị hại. Như vậy, Tâm còn bị bắt tạm giam và làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tội danh này được quy định cụ thể tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Tuy nhiên, lực lượng chức năng chưa thông tin cụ thể về số lượng bị hại, số tiền bị chiếm đoạt… nên hình phạt đối với Tâm sẽ còn phải căn cứ vào kết quả điều tra, làm rõ sau này.