Có 4 - 5 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt là "hết sức nguy hiểm"
Ngân hàng đầu tiên công bố báo cáo riêng về phát triển bền vững Ngân hàng khó khăn vì vấn đề trái phiếu, bất động sản chưa xử lý triệt để |
Nếu chất vấn Thống đốc Nguyễn Thị Hồng ngày 6/11, nhiều đại biểu Quốc hội đề cập việc xử lý các ngân hàng yếu kém còn nhiều tồn tại, hạn chế, chưa đạt tiến độ.
Trong đó, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) chuyển tải tâm tư, băn khoăn của cử tri về các ngân hàng thương mại đang trong diện theo dõi, liệu có xảy ra tình trạng giống như vụ việc Ngân hàng SCB hay không?.
"Thống đốc cho biết liệu có khả năng sắp tới xảy ra những vụ giống như SCB hay không để cho khách hàng có tiền gửi họ yên tâm", đại biểu Hòa nói và cho rằng, hiện có 4 - 5 ngân hàng bị kiểm soát đặc biệt là hết sức nguy hiểm.
Đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp). |
Trả lời chất vấn đại biểu Hòa, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, xây dựng đề án tái cơ cấu ngân hàng yếu kém là việc rất khó, chưa có tiền lệ, năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ chế chính sách hỗ trợ cần sự giúp đỡ từ các cơ quan liên quan.
"Trong điều kiện bình thường đã khó, trong bối cảnh kinh tế chịu tác động của COVID-19, kinh tế thế giới nữa thì việc tái cơ cấu ngân hàng yếu kém càng khó hơn", bà Hồng nói.
Theo bà Hồng, việc tìm kiếm nhà đầu tư tham gia đề án cũng khó khăn. Ngoài ra, về nguồn lực để thực hiện cũng cần phải xin ý kiến các cơ quan liên quan, có sự đồng thuận, thống nhất.
Thống đốc cho biết, hiện nay. Ngân hàng Nhà nước đang trong quá trình thực hiện theo tiến độ và trình các cơ quan liên quan.
Trước đó, phát biểu tranh luận với Thống đốc, đại biểu Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) đề nghị lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết việc duy trì "room" tín dụng có nguy cơ tạo cơ chế xin cho và nảy sinh các tiêu cực khác hay không?
Về vấn đề này, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng khẳng định, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức các buổi tọa đàm với chuyên gia và đại biểu Quốc hội, qua phân tích, đánh giá, các đại biểu đều thống nhất rằng, với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nguồn vốn phụ thuộc vào tín dụng của ngân hàng rất lớn.
"Nếu bỏ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng có thể tín dụng sẽ tăng rất mạnh, từ đó rủi ro đối với hệ thống ngân hàng", bà Hồng khẳng định.