Chuyên gia lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội

Những ngày qua, chất lượng không khí ở Hà Nội liên tục ghi nhận chỉ số ở mức nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. Theo TS. Hoàng Dương Tùng thì "bão bụi" và rác thải từ các công trình xây dựng là một trong những nguyên nhân chính khiến không khí ô nhiễm thêm trầm trọng.
Làm gì khi ô nhiễm không khí thành vấn nạn quốc gia? Người Hà Nội lại được cảnh báo hạn chế ra đường vì không khí ô nhiễm Không khí Hà Nội tái diễn ô nhiễm nghiêm trọng

Rác thải xây dựng ngổn ngang tại nút giao Vương Thừa Vũ – Trường Chinh – Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội). Ảnh: TG.

Những ngày qua, chất lượng không khí ở Hà Nội liên tục ghi nhận chỉ số ở mức nguy hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân. Theo TS. Hoàng Dương Tùng thì "bão bụi" và rác thải từ các công trình xây dựng là một trong những nguyên nhân chính khiến không khí ô nhiễm thêm trầm trọng.

Liên tục gần 1 tuần qua, chỉ số không khí mà ứng dụng Air Visual đo được tại TP. Hà Nội luôn ở ngưỡng xấu. Tại một số thời điểm, chỉ số chất lượng không khí thậm chí chuyển sang thang màu nâu, cực kỳ nguy hại.

Ngày 15.12, theo ghi nhận thực tế của Lao Động, nhiều tuyến phố Hà Nội trong tình trạng bị đào bới để sửa đường, lát đá vỉa hè, tập kết vật liệu xây dựng, ngổn ngang rác thải xây dựng. Cùng với đó, việc thi công không đảm bảo vệ sinh môi trường khiến người dân phải hứng chịu "bão bụi". Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm không khí trên địa bàn thủ đô trở nên trầm trọng.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Chuyên gia lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Bên cạnh tình trạng ngổn ngang phế thải, vật liệu xây dựng, rác thải sinh hoạt cũng bị một số cá nhân vứt vô tội vạ. Ảnh: TG.

Tại khu vực nút giao Vương Thừa Vũ – Trường Chinh – Ngã Tư Sở (Thanh Xuân, Hà Nội) tình trạng rác thải xây dựng, gạch, đá xi măng rơi vãi nằm lộn xộn, nhất là khu vực đang giải tỏa, thi công công trình đường vành đai 2 trên cao. Bên cạnh đó, rác thải sinh hoạt vẫn bị một số cá nhân vứt vô tội vạ.

Dọc tuyến đường Phạm Văn Đồng (Từ Liêm, Hà Nội) hàng loạt công trình đào đường, vỉa hè để lắp đặt công trình ngầm bắt đầu “tăng tốc”. Theo đó, tình trạng này khiến mặt đường nhiều nơi ngổn ngang phế thải xây dựng, đất đá nhầy nhụa rơi vãi khắp lòng đường, còn người dân thì khốn khổ vì đi lại, không khí đặc quánh bụi bẩn.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Chuyên gia lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Bùn đất từ các công trình xây dựng “bủa vây” nhiều tuyến đường. Ảnh: TG.

Cũng trong tình trạng tương tự, trên tuyến đường Tân Xuân (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) hàng loạt công trình xây dựng trong quá trình thi công không có biện pháp che chắn khói bụi hiệu quả, dẫn đến tình trạng lưu lượng lớn bụi bẩn phát tán trong không khí, bùn đất ngổn ngang khiến nhiều đoạn đường trở nên lầy lội, nhếch nhác.

Trao đổi với Lao Động, ông TS. Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, chỉ số chất lượng không khí (AQI) cao do các nguồn ô nhiễm từ những hoạt động của con người từ giao thông, xây dựng, sản xuất, đốt rác, đốt rơm rạ nhưng chưa có biện pháp hạn chế. Bên cạnh đó, những ngày thời tiết không thuận lợi, không phát tán được khí thải lên cao dẫn đến tình trạng ô nhiễm về đêm và sáng sớm.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội
Ngổn ngang các công trình xây dựng trên tuyến đường Trường Chinh. Ảnh: TG.

“Tuy nhiên, nguyên nhân chính là do chúng ta chưa kiểm soát tốt nguồn thải. Nhiều công trình xây dựng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm. Những công trình này để bụi mù mịt từ các vật liệu xây dựng làm phát tán vào không khí và đường sá”, ông Tùng nhận định.

Theo đó, TS. Hoàng Dương Tùng nhấn mạnh, theo các quy định, các công trình xây dựng phải che, quây kín lại, cần rửa xe khi ra vào công trình, che chắn trên thùng xe. Tuy nhiên rất nhiều công trình và xe tải không thực hiện đúng những quy định này làm đường bụi mù mịt.

Cũng theo TS. Hoàng Dương Tùng, Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong giải quyết giảm thiểu ô nhiễm thì như trồng cây xanh, nhiều tuyến xe buýt, sử dụng nhiên liệu sạch, hạn chế đốt than tổ ong nhưng chưa đủ. Thành phố cần quyết liệt hơn với các công trình xây dựng trong những ngày ô nhiễm.

Nguồn: Lao Động
laodong.vn
Phiên bản di động