Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ đúng truyền thống

Vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người thường chuẩn bị mâm cúng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đồ cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì.
Sôi nổi các hoạt động mừng Tết thiếu nhi Độc đáo Tết Nhảy của người Dao trong "Ngôi nhà chung" tại Hà Nội

Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ tức ngày 5/5 Âm lịch, trong truyền thống người Việt gọi là Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ còn được dân gian gọi bằng một cái tên dân dã hơn: Tết Giết sâu bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hoá phong phú. Không riêng gì Việt Nam hay Trung Quốc mà ở Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan Ngọ. Từ đó cho thấy, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Ở Đông Nam Á, thời tiết vào dịp mồng 5 tháng Năm thường rất nóng. Đây là thời điểm khí hậu nóng, côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt.

chuan bi mam cung tet doan ngo dung truyen thong
Chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ đúng truyền thống

Vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam, tại nhiều nơi người ta phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị giết chết hết.

Theo tục lệ ngày xưa, người dân thường cúng Tết Đoan Ngọ vào sáng sớm, nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Bởi Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ tới 13 giờ.

Lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ

Đồ cúng Tết Đoan Ngọ cần có: Hương, hoa, vàng mã; nước; rượu nếp. Các loại hoa quả: mận; hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối; Xôi, chè, bánh ú tro.

Tùy từng vùng miền, đồ cúng tết Đoan Ngọ sẽ có sự khác biệt đôi chút.

Nếu như miền Bắc có bánh gio trong mâm cũng thì người miền Nam lại có bánh ú, miền Trung lại không thể thiếu thịt vịt.

chuan bi mam cung tet doan ngo dung truyen thong
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ đúng truyền thống không thể thiếu bánh gio

Bánh gio là một loại bánh được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp đã ngâm trong nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong.

Đặc biệt, cơm rượu nếp hoa vàng, cơm rượu nếp cẩm là món không thể thiếu trong mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ.

Mỗi món ăn, mỗi lễ vật có trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ đều mang những ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Tuy nhiên, tất cả đều mang lòng thành kính, hướng tới Tổ tiên.

Linh Anh (t/h)
Phiên bản di động