Chủ tịch Quốc hội: "Không để miền Tây biến mất"

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định Chính phủ sẽ có giải pháp để lo cho 20 triệu dân miền Tây sống thích ứng với biến đổi khí hậu.
Học sinh hành động vì vấn đề lương thực và biến đổi khí hậu Những hình ảnh đáng báo động về sự biến mất của các dòng sông băng Nước biển dâng sẽ tấn công mạnh nhất vào châu Á, trong đó có Việt Nam GS Ngô Bảo Châu đặt câu hỏi "Lần cuối bạn trồng cây là khi nào?"

"Đảng, Nhà nước sẽ có những giải pháp ngăn chặn từ xa thiên tai và nhân tai", Chủ tịch Quốc hội nói với 200 cử tri huyện Phong Điền ngày 28/11, một ngày sau khi kết thúc kỳ họp Quốc hội.

Tại buổi tiếp xúc, bà Ngân đã nghe các cử tri đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến nhiều tuyến đường giao thông xuống cấp nghiêm trọng; việc xử lý nước sinh hoạt tại khu dân cư vẫn chưa được quan tâm... Đặc biệt, tình trạng sạt lở, sụt lún đang diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

chu tich quoc hoi khong de mien tay bien mat
Chủ tịch Quốc hội nói chuyện với cử tri Cần Thơ. Ảnh: Cửu Long.

Đồng cảm trước lo lắng của cử tri, Chủ tịch Quốc hội nói rằng, thông tin miền Tây sẽ biến mất trong 80 năm nữa, hay bao nhiêu diện tích vùng đất này sẽ chìm dưới mực nước biển là những dự báo của các nhà khoa học. Thực trạng này do biến đổi khí hậu và một phần tác động của con người như khai thác nước ngầm quá mức, phát triển thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Tất cả diễn ra nhanh hơn dự kiến.

Theo bà Ngân, Đồng bằng sông Cửu Long đóng góp lớn cho tổng sản phẩm quốc nội. Trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu, đặc biệt xuất khẩu rất cao, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của đất nước. Do đó, Chính phủ, Quốc hội sẽ thường xuyên chỉ đạo, để miền Tây không biến mất.

Để đối phó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ có những kịch bản, chương trình tầm quốc gia, chiến lược để ứng phó với biến đổi khí hậu. Trong đó có kịch bản tính toán nếu nước biển dâng lên một cm thì sẽ làm mất bao nhiêu đất sản xuất, ảnh hưởng đến người dân như thế nào. "Tất cả các kịch bản phải được cập nhật, có các giải pháp xử lý trước mắt và về lâu dài", Chủ tịch Quốc hội nói.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 562 điểm sạt lở với tổng chiều dài 786 km, mỗi năm mất từ 300 - 500 ha đất. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, tốc độ sụt lún ở miền Tây từ 2 đến 4 cm mỗi năm và quá trình này sẽ diễn ra nhanh hơn.

Các nhà khoa học dự báo đến năm 2050, khoảng 60% diện tích (gần 900.000 ha) của bán đảo Cà Mau sẽ thấp hơn mực nước biển. Hầu hết đường giao thông, nền các khu công nghiệp trong vùng sẽ bị ngập 0,2-0,6 m. Các tuyến dân cư và phần lớn các thị xã, thị trấn, thành phố của 13 tỉnh, thành sẽ chìm trong nước.

Nguồn: VnExpress
vnexpress.net
Phiên bản di động