Chợ dân sinh Hà Nội tổ chức đường 1 chiều, không “tiếp” người từ quận khác

Để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, một số chợ dân sinh tại Hà Nội tổ chức mô hình đi vào một lối và ra khỏi chợ bằng lối khác. Đặc biệt, khi đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân địa bàn quận này không thể mang "phiếu đi chợ" đến quận khác.
Thích ứng với mùa dịch, chợ dân sinh lắp thêm tấm chắn mica trong suốt

Trước tình hình dịch bệnh lây lan tại một số chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, các đơn vị chức năng của thành phố tiếp tục siết chặt việc kiểm tra, tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại khu vực này. Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục tăng cường xử lý nghiêm vi phạm về thực hiện giãn cách xã hội.

Ghi nhận ngày 5.8 tại chợ Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm), chính quyền địa phương, ban quản lý chợ đã triển khai nhiều biện pháp bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Chợ Mỹ Đình.
Chợ Mỹ Đình.
Người dân đến chợ phải được đo thân nhiệt, có phiếu đi chợ hợp lệ.
Người dân đến chợ phải được đo thân nhiệt, có phiếu đi chợ hợp lệ.
Người dân đến chợ phải được đo thân nhiệt, có phiếu đi chợ hợp lệ.

Tại đây, lực lượng quản lý chợ triển khai khá tốt việc phát thẻ đi chợ cho dân. Đặc biệt, "phiếu đi chợ" chỉ hợp lệ khi người dân sinh sống trên địa bàn phường Mỹ Đình 2 hoặc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Với những người từ quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm đến đều không được vào chợ. Đặc biệt, khách đến đi chợ vào một lối và ra bằng lối đi khác theo dạng “đường 1 chiều”. Trước lối đi vào là khu vực kiểm tra đo thân nhiệt, khai báo y tế.

Ban quản lý chợ chỉ đồng ý cho một người dùng một "phiếu đi chợ" trong ngày. Những phiếu này đều phải kê khai thông tin cá nhân như tên, địa chỉ và số điện thoại để thuận tiện cho việc truy vết khi cần thiết. Do đó, sau khi kiểm tra phiếu, nhân viên chợ sẽ thu lại phiếu để kiểm soát.

Người dân khai báo thông tin trước khi vào chợ.
Người dân khai báo thông tin trước khi vào chợ.
Người dân khai báo thông tin trước khi vào chợ.

Cùng với đó, chợ cũng tổ chức đóng tạm thời các cửa phụ, lối đi phụ của chợ để phân luồng lối ra vào và tập trung lực lượng tại khu vực cửa chính để kiểm soát việc sử dụng thẻ đi chợ của người dân và số lượng người vào chợ tại cùng một thời điểm.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Tổ trưởng Tổ bảo vệ chợ Mỹ Đình - cho biết, do chợ hoạt động từ 2h sáng nên "phiếu đi chợ" của người dân cũng được phân loại theo các khung giờ khác nhau để dễ dàng quản lý, thuận lợi cho việc truy vết khi cần thiết. Phiếu sẽ được thu lại theo các khung giờ như từ 2h-6h, từ 6h-9h... để quản lý.

Người dân phải tuân thủ nghiêm thông điệp “5K” của Bộ Y tế khi vào chợ.
Người dân phải tuân thủ nghiêm thông điệp “5K” của Bộ Y tế khi vào chợ.

Tiếp đó, chợ Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) cũng áp dụng hình thức tương tự. Ban quản lý chợ đã căng dây từ ngay chỗ gửi xe đến cổng chợ để người dân đi một chiều, giữ khoảng cách khi vào chợ. Để tránh người dân không đi theo quy định, các lực lượng như tổ dân phố, dân phòng được bố trí trực chốt ở dọc lối đi để kiểm soát.

Chợ Nghĩa Tân cũng được căng dây, kiểm soát việc đi lại của người dân.
Chợ Nghĩa Tân cũng được căng dây, kiểm soát việc đi lại của người dân.
Chợ Nghĩa Tân cũng được căng dây, kiểm soát việc đi lại của người dân.
Các cổng phụ đã được đóng lại để quản lý dễ dàng hơn.
Các cổng phụ đã được đóng lại để quản lý dễ dàng hơn.
Người dân sẽ đi chợ với tần suất 2 lần/tuần và sử dụng phiếu do chính quyền địa phương cấp. Do đó, ngày 5.8 khu chợ Nghĩa Tân khá vắng vẻ.
Người dân sẽ đi chợ với tần suất 2 lần/tuần và sử dụng phiếu do chính quyền địa phương cấp. Do đó, ngày 5.8 khu chợ Nghĩa Tân khá vắng vẻ.
Người dân sẽ đi chợ với tần suất 2 lần/tuần và sử dụng phiếu do chính quyền địa phương cấp. Do đó, ngày 5.8 khu chợ Nghĩa Tân khá vắng vẻ.
Người dân sẽ đi chợ với tần suất 2 lần/tuần và sử dụng phiếu do chính quyền địa phương cấp. Do đó, ngày 5.8, khu chợ Nghĩa Tân khá vắng vẻ.
Người dân chỉ đi ra khỏi chợ bằng 1 cửa duy nhất.
Người dân chỉ đi ra khỏi chợ bằng 1 cửa duy nhất.
Người dân chỉ đi ra khỏi chợ Nghĩa Tân bằng 1 cửa duy nhất.
Khu vực chợ tạm Nam Trung Yên.
Khu vực chợ tạm Nam Trung Yên.
Khu vực chợ tạm Nam Trung Yên.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trong thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 20 chợ đầu mối và chợ dân sinh, 52 siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị đóng cửa dừng hoạt động. Dù thế, thành phố vẫn đảm bảo hàng hoá phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Nguồn: Lao Động
laodong.vn
Phiên bản di động