Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ các chợ dân sinh
Tiềm ẩn nhiều nỗi lo
Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 453 chợ, trong đó 15 chợ hạng 1 (chiếm 3,31%), 58 chợ hạng 2 (chiếm 12,8%), 348 chợ hạng 3 (chiếm 76,82%).
Trong tổng số 453 chợ, có 89 chợ kiên cố (chiếm 19,64%), 248 chợ bán kiên cố (chiếm 54,74%), 116 chợ lều lán tạm (chiếm 25,62%). Có 2 chợ đầu mối (chợ đầu mối phía Nam, chợ Minh Khai); 4 chợ hoạt động mang tính chất đầu mối (chợ Long Biên, chợ gia cầm Hà Vỹ, chợ cá Yên Sở, chợ đêm Văn Quán...).
Tại khu vực buôn bán hàng thủy hải sản, thì phần lớn các loại cá được người bán tiến hành mổ ngay trên nền đất hoặc bê tông, bên cạnh cống rãnh thoát nước không được xử lý; không bảo đảm vệ sinh ATTP |
Chợ dân sinh vốn có lợi thế trong cung cấp thực phẩm tươi sống, giá cả phải chăng đến người tiêu dùng. Song, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) chỉ được thực hiện tốt ở một số chợ quy mô, còn các chợ nhỏ lẻ, tự phát vẫn tiềm ẩn nhiều nỗi lo.
Đó là nhiều chợ có cơ sở hạ tầng chưa tốt, tiểu thương ý thức chưa cao..., từ đó gây nên nỗi lo thực phẩm không đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng.
Đặc biệt, vấn đề truy xuất nguồn gốc, đảm bảo ATTP đối với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản và rau củ tại các chợ truyền thống không được kiểm soát chặt chẽ. Hầu hết các tiểu thương kinh doanh thực phẩm và rau củ tại các chợ truyền thống đều nhập từ các chợ đầu mối hoặc các cơ sở giết mổ đưa về cũng không nắm rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mà mình bán đến tay người tiêu dùng ra sao.
Theo quan sát tại một số chợ ở khu vực Hà Nội, nhiều chợ có cơ sở vật chất hạn chế, các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm đan xen, lẫn lộn giữa các mặt hàng với nhau,... Thậm chí có nơi người dân họp chợ ngay trên vỉa hè, lòng đường, thực phẩm sống được bày bán lẫn lộn với thực phẩm chín.
Gia súc, gia cầm được bày bán bên cạnh thực phẩm rau quả tại một chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội |
Tuy có băn khoăn trước vấn đề bảo đảm ATTP tại các chợ dân sinh nhưng tâm lý chung của nhiều người tiêu dùng vẫn là tiện đâu mua đấy, đánh giá bằng cảm quan “tin nhau là chính”.
Chị Trần Thị Nga (Văn Quán, Hà Đông) chia sẻ: “Mình vẫn thường hay đi chợ gần nhà vì tiện. Hơn nữa mua nhiều cũng có hàng quen. Ngày nào người bán cũng ngồi đây, nếu bán không ngon chắc không ai mua, nên không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe”.
Cũng chung quan điểm trên, chị Nguyễn Thị Thủy (Long Biên, Hà Nội) cũng cho biết: “Nhà tôi ngay gần chợ nên thức ăn hằng ngày hầu hết đều sang chợ mua. Ở chợ cái gì cũng có nên rất tiện, bình thường tôi chỉ mua đồ tươi sống về nhà chế biến cho sạch sẽ nhưng nhiều hôm bận, tôi ghé qua chợ mua luôn đồ đã chế biến về ăn”.
Khi được hỏi về vấn đề vệ VSATTP tại các chợ dân sinh, bác Phạm Thị Oanh (Ngã Tư Sở, Hà Nội) tặc lưỡi: “Ở đâu cũng như thế này cả, nên chợ nào gần thì cứ ra đấy mua cho… tiện”.
Chính tâm lý trên của người tiêu dùng là một trong những nguyên nhân khiến cho các sản phẩm mất VSATTP đã và đang được tiêu thụ một cách… bình thường.
Khó kiểm soát
Người đi chợ mua hàng thường không có thói quen hỏi về nguồn gốc, xuất xứ của các loại thực phẩm mình mua. Đa phần người bán đều đón tâm lý thích "nhà trồng được" của người mua nên khi được hỏi sẽ nói rằng rau tự trồng hoặc hoa quả ở quê gửi lên, gà vịt nhà tự nuôi... Các loại thịt lợn, thủy hải sản... hay đồ khô mua lẻ đều không thể biết được nguồn gốc, xuất xứ từ đâu.
Tuy nhiên, việc khó khăn nhất trong công tác đảm bảo ATTP đối với thực phẩm đường phố, tại chợ dân sinh chính là do ý thức kém và chủ quan của cả người kinh doanh lẫn người tiêu dùng.
Người mua nên cương quyết nói không với thực phẩm bẩn để góp phần nâng cao an toàn vệ sinh tại các chợ dân sinh |
Bởi khi ý thức của người kinh doanh còn hạn chế, hám lợi thì người tiêu dùng lại tỏ ra đơn giản, dễ dãi, không quan tâm lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình, từ đó thức ăn đường phố, tại các chợ dân sinh vẫn tồn tại và trở thành nỗi lo không nhỏ của người tiêu dùng và toàn xã hội.
Do vậy, để bảo đảm ATTP đối với thức ăn đường phố, tại các chợ, việc quan trọng nhất và hơn cả là ý thức tự giác, trách nhiệm và có đạo đức của mỗi người sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
Cùng với đó, người tiêu dùng phải là những người hiểu biết, tự trang bị cho mình và người thân những kiến thức ATTP, nói không với những thực phẩm đường phố không đảm bảo các điều kiện vệ sinh, an toàn.
Đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và thanh, kiểm tra nhằm phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời những quán ăn đường phố không tuân thủ và đảm bảo các điều kiện VSATTP, góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.
Hà Nội: Gần 240 vụ vi phạm trong Tháng hành động vì ATTP năm 2024 Trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã thực hiện kiểm tra, xử ... |
"Khóc dở, mếu dở" vì những bữa tiệc chia tay Mùa hè đến, cũng là lúc các em học sinh háo hức chào đón những ngày nghỉ hè sau một năm học tập. Bên cạnh ... |
Hình thành những thói quen tốt để đảm bảo thực phẩm an toàn Hà Nội đã bắt đầu bước vào những ngày nắng nóng, thực phẩm có nguy cơ ôi thiu, mất an toàn rất cao. Chính vì ... |