Chính phủ điện tử: Góc nhìn từ việc nộp phạt vi phạm giao thông
Hà Nội xử lý hàng loạt nhà xe vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải Robot cảnh sát xử phạt người vi phạm giao thông Từ 1/6, tài xế toàn quốc có thể tự tra cứu vi phạm qua hình ảnh |
Khi liên lạc đến số điện thoại di động nói trên, Người đàn ông nhấc máy nói: Anh liên hệ với số điện thoại cố định, tôi không xử lý.
Khi liên hệ đến số cố định, Người đàn ông đầu dây bên kia hỏi biển kiểm soát và xác nhận nhãn xe trả lời: “Giấy thông báo đã được gửi đến địa phương của chủ xe, anh mang giấy thông báo đến làm việc”.
Thực tế, chủ sở hữu phương tiện nêu trên không nhận được thông báo (có thể do thất lạc), vì vậy, đã liên hệ để nhờ người nhà đến Phòng CSGT Hà Tĩnh để nộp phạt. Tuy nhiên, tại đây, các cán bộ xử lý yêu cầu xuất trình Giấy đăng ký phương tiện và Giấy phép lái xe?
Vấn đề nằm ở chỗ: Chủ sở hữu phương tiện ở Hà Nội, không thể đi vào Hà Tĩnh để xuất trình Giấy đăng ký và Giấy phép lái xe? Và câu hỏi là tại sao phải đặt vấn đề kiểm tra lại Giấy đăng ký phương tiện và Giấy phép lái xe khi người dân chấp nhận đi nộp phạt vi phạm?
Khi chủ xe đi đăng kiểm, cán bộ Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới yêu cầu chủ phương tiện phải đến Phòng CSGT tỉnh Hà Tĩnh nộp phạt. |
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định 81/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
“- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định;
- Nộp tiền phạt vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích”.
Như vậy, khi vi phạm giao thông đối với những lỗi không lập biên bản xử phạt thì bạn có thể nộp phạt trực tiếp cho cảnh sát giao thông. Còn đối với những lỗi vi phạm mà có lập biên bản thì bạn có thể nộp phạt thông qua các hình thức như: nộp trực tiếp tại Kho bạc, nộp qua ngân hàng nơi Kho bạc ủy nhiệm thu, chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc, nộp phạt vào bưu điện thông qua dịch vụ bưu điện. Tưởng điều này là linh hoạt nhưng thực tế rất rườm rà khi phải giao nhận quyết định xử phạt vi phạm, lấy phiếu thu… để nhận lại giấy tờ hoặc được gỡ “án treo” khi đi kiểm định.
Chúng ta đang ở thời kỳ công nghiệp 4.0, trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang nỗ lực xây dựng Chính phủ điện tử, nếu chúng ta đặt người dân vào trung tâm, chúng ta sẽ thấy có nhiều hướng xử lý vấn đề này phù hợp hơn. Ví dụ: Khi người dân vi phạm, Phòng CSGT có thể ra quyết định xử lý vi phạm điện tử. Ưng với mỗi quyết định này là một mã QR-Code để thanh toán - đây là một phương thức thanh toán hiện đại, tiên tiến mà ngay cả đến một Cây bán nước tự động tại Hồ Hoàn Kiếm đang ứng dụng. Người dân nếu chấp nhận nộp phạt có thể Scan mã QR-Code nêu trên để thanh toán tiền phạt vi phạm giao thông. Trường hợp người dân có khiến nại thì mới cần liên hệ trực tiếp với cơ quan ra quyết định xử phạt.
Từ ví dụ nêu trên để nhận thấy đoạn trần ai mà người dân đang gặp phải trong mớ thủ tục hành chính nặng nề mà lực lượng cảnh sát giao thông Hà Tĩnh (và có thể là cả các tỉnh, thành phố khác) đang có khi họ đi nộp phạt vi phạm giao thông. Từ đó, chúng ta nhận thấy một nhu cầu cải cách hành chính mạnh mẽ trong việc thu nộp phạt vi phạm giao thông. Một viễn cảnh gần có thể mở ra là, cảnh sát giao thông nhấn in thẻ phạt trên điện thoại di động, in mã QR cho người vi phạm, trong nháy mắt, Người vi phạm hoàn thành nghĩa vụ của mình ngay trên chiếc điện thoại thông minh của họ. Hẳn lúc đó, những tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông sẽ giảm mạnh.