Chiều 23/2 ghi nhận 6 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh

Bản tin 18h ngày 23/2 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có thêm 6 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận tại Hải Dương và Quảng Ninh, trong đó riêng Hải Dương có 5 ca.
Ai được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 ở việt Nam? Hơn 30.000 người từ các tỉnh có dịch về Thanh Hóa được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 Hải Dương phạt 2 cửa hàng vàng vi phạm phòng chống Covid-19

Theo đó 6 ca mắc mới được gắn mã số từ BN2396 đến BN2401 ghi nhận trong nước tại Hải Dương (5 ca), Quảng Ninh (1 ca).

Cụ thể:

- CA BỆNH 2396-2399 và 2401 (BN2396-2399, BN2401) là 5 ca ghi nhận tại Hải Dương. Đây là các trường hợp F1, đều đã được cách ly tập trung trước đó.

Hiện BN2396-2399 được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương; BN2401 đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 1 - Trung tâm Y tế thành phố Chí Linh.

- CA BỆNH 2400 (BN2400) ghi nhận tại Quảng Ninh: là trường hợp F1 liên quan đến các bệnh nhân BN1633 và BN1655, BN1656, BN2093. Hiện bệnh nhân đang được cách ly, điều trị tại Điều trị tại Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh.

Chiều 23/2 ghi nhận 6 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh
Ghi nhận 6 ca mắc COVID-19 tại Hải Dương và Quảng Ninh (ảnh minh họa)

Từ 27/1 đến nay, đã có 13 tỉnh, thành phố có ca bệnh COVID-19 với 809 ca bệnh. Trong đó, Hải Dương có 625 ca, Quảng Ninh (61), Gia Lai (27), Hà Nội (35), Bắc Ninh (5), Bắc Giang (2), TP HCM (36), Hoà Bình (2), Hà Giang (1), Điện Biên (3), Bình Dương (6), Hải Phòng (4), Hưng Yên (2).

Sáng 23/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Hải Dương đã có cuộc họp với các huyện, thị thành phố trên địa bàn tỉnh để xác định bước đi tiếp theo cho cuộc chiến chống dịch trong 8 ngày tới.

Ông Lương Văn Cầu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương nhận định: "Trước đây, việc xét nghiệm để đáp ứng nhu cầu dập dịch là chính, dịch đến đâu chúng ta phong tỏa, khoanh vùng xét nghiệm đến đó. Còn bây giờ, Hải Dương xác định bước sang giai đoạn 2: giai đoạn tổng phản công đẩy lùi dịch trong phạm vi toàn tỉnh. Chúng ta chuyển từ xét nghiệm để đáp ứng nhu cầu dập dịch sang bước chủ động hơn là "đánh đòn phủ đầu" sàng lọc nguy cơ".

Mục tiêu của việc xét nghiệm diện rộng là đánh giá nguy cơ để đáp ứng phòng chống dịch một cách nhanh và hiệu quả nhất đồng thời xác định các vùng an toàn để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội sau khi kết thúc giãn cách xã hội.

Đinh Linh
Phiên bản di động