Cảnh nhếch nhác tái diễn khiến khu vực cổng Trường Đại học Giao thông vận tải “đau khổ”

“Thay vì thoáng đãng, sạch sẽ, là điểm check-in của các sinh viên, cổng trường Đại học Giao thông vận tải (GTVT) và khu vực xung quanh nơi này nhếch nhác, bừa bộn như một chợ cóc, công trường dang dở hay một bến xe lộn xộn” - đó là nhận xét của không ít người dân mỗi khi có dịp đi qua nơi này.
Chặn các mối nguy tấn công trường học Chặn các mối nguy tấn công trường học
Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn VSTP từ đồ ăn vặt cổng trường Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn VSTP từ đồ ăn vặt cổng trường
Đến cổng trường thi để thấu nỗi lòng cha mẹ Đến cổng trường thi để thấu nỗi lòng cha mẹ

“Khu vực cấm bán hàng” - cứ bán hàng

Bạn L.A.Đ, sinh viên năm thứ nhất, trường Đại học GTVT vừa cười vừa nói: “Mỗi khi các bạn trong nhóm đòi ảnh check-in cổng trường là em lại xin khất vì ở đây toàn hàng quán lộn xộn. Thay vì khoe ảnh cổng trường đẹp thì chúng em lại tự hào món gì cũng có ở đây. Chúng em có thể ăn sáng, ăn trưa, thậm chí ăn đồ nướng buổi tối ở cổng trường. Ở đây không chỉ phục vụ sinh viên mà các tài xế công nghệ cũng rất hay vào ăn uống”.

Trước những thông tin về “căn bệnh” vi phạm trật tự đô thị ở khu vực cổng trường Đại học GTVT, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có nhiều buổi ghi nhận ở khu vực này. Thời gian ghi nhận trong buổi sáng, trưa và tối để đảm bảo tính khách quan.

“Bệnh nhếch nhác
Khu vực "cứ bán hàng" trước cổng trường Đại học GTVT (ảnh chụp tối 16/3)

Theo quan sát và những hình ảnh ghi nhận được, phóng viên dễ dàng quan sát thấy biển “Khu vực cấm bán hàng” ngay trước cổng trường Đại học GTVT. Tuy nhiên, chiếc biển “bất ổn” ấy dường như chỉ tô thêm những chi tiết “thừa” cho bức tranh nhếch nhác nơi đây.

Rác thải chất đầy và xe máy, ô tô đỗ bao quanh cầu vượt dành cho người đi bộ, dưới chân hai bên cầu là các “cửa hàng” đồ ăn vỉa hè phục vụ thực khách với đủ các loại món ăn được nấu nướng ngay tại chỗ.

Chưa hết, tại nhà chờ xe buýt ở khu vực này, hàng quán, bàn ghế nhựa che lấp hành khách; Xe ôm bủa vây vỉa hè, lòng đường. Bấy nhiêu khách là bấy nhiêu phương tiện ô tô, xe máy dừng, đỗ trên vỉa hè và xuống cả một phần lòng đường.

Quanh đó, rác thải từ hàng ăn, dầu mỡ… được gom lại thành từng đống nhỏ.

sinh viên thì hết vỉa hè để đi
Sinh viên trường Đại học GTVT không có vỉa hè để đi lại

Việc lấn chiếm vỉa hè ngay trước cổng trường Đại học GTVT khiến sinh viên, người đi bộ qua đây không thể đi đúng phần đường dành cho mình; Hành khách đi xe buýt cũng vì thế mà không đứng được đúng vị trí điểm dừng.

Người mua hàng, người làm dịch vụ thì vô tư dừng đỗ xe dưới lòng đường
Người mua hàng, người làm dịch vụ vô tư dừng đỗ xe dưới lòng đường (Ảnh chụp trưa 27/3)

Đáng nói, cảnh nhếch nhác, hệt một cái chợ cóc không chỉ xảy ra ở những khung giờ sáng, trưa của sinh viên, mà còn diễn ra cả buổi tối.

“Bệnh nhếch nhác
Hình ảnh bán hàng ăn dưới biển "cấm" (Ảnh chụp tối 16/3)

Việc chiếm dụng “bộ mặt” của một ngôi trường đại học lớn ở Thủ đô không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường mà còn tăng nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm vì thức ăn được chế biến tuỳ tiện tại chỗ.

Bạn N.M.A, sinh viên trường Đại học GTVT chia sẻ: “Chúng em rất mong cổng trường được trả lại bộ mặt xanh - sạch - đẹp. Sinh viên có vỉa hè để đi lại an toàn”.

Tận dụng triệt để khu vực lòng đường thành “bến xe”

Bức tranh nhếch nhác quanh khu vực trường Đại học GTVT còn được tô điểm bởi những chiếc xe ô tô đủ loại ở khu vực trông giữ đối diện. Không biết từ bao giờ, bãi trông giữ xe ô tô đã mọc lên nơi đây. Nếu không biết thì chắc chắn ai nhìn cũng nghĩ rằng ở đối diện cổng trường Đại học GTVT, trên phần lòng đường Cầu Giấy (bao quanh khu vực thi công đường sắt trên cao - PV) là một “bến xe” được UBND quận Ba Đình cấp phép trông giữ phương tiện ra vào Công viên Thủ Lệ. Bởi trong khu vực này có đầy đủ các loại xe, từ xe khách 24 chỗ, xe buýt, xe hợp đồng, xe ô tô 7 chỗ, 5 chỗ, 4 chỗ… và có cả lán dành cho người thu phát vé, quán nước, chỗ rửa xe…

Tấm biển xanh dựng ở vị trí hút khách để chỉ dẫn khu vực gửi xe (ảnh chụp ngày 27/3)
Tấm biển xanh dựng ở vị trí hút khách để chỉ dẫn khu vực gửi xe (ảnh chụp ngày 27/3)

Anh Dũng (người dân ở khu vực Kim Mã, Ba Đình) cho biết: “Không rõ bãi xe này mọc lên chính xác từ khi nào nhưng họ tận dụng lòng đường Cầu Giấy để trông giữ xe. Khu vực này đối có lưu lượng xe tham gia giao thông lớn, gây cản trở tầm nhìn của những phương tiện muốn đi từ hướng Cầu Giấy lên Đê La Thành hoặc Kim Mã. Ở đây có biển trông giữ xe vào vườn thú nhưng tôi nghĩ không ai mở cửa cho khách vào vườn thú ban đêm cả. Trong khi đó, ban đêm xe ở đây nhiều hơn ban ngày”.

Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có nhiều buổi ghi nhận quanh khu vực trên, vào cả thời điểm ban ngày, ban đêm để đảm bảo tính khách quan.

Qua những hình ảnh phóng viên ghi nhận vào trưa và tối 16/3, chiều 17/3, trưa 27/3 và gần đây nhất là chiều 29/3, thì trong khu vực có cắm biển, rất nhiều xe ô tô đang ở trạng thái đỗ trong khu vực lòng đường được quây sơ sài bằng các cọc bê tông trắng - đỏ và rào sắt linh hoạt; Thậm chí trong khu vực này còn có cả dịch vụ rửa ô tô, xe máy .

Chiếc biển xanh đặt ở vị trí ai cũng có thể quan sát được (ảnh chụp trưa 27/3)
Chiếc biển xanh đặt ở vị trí ai cũng có thể quan sát được (ảnh chụp trưa 27/3)

Để phục vụ cho các thượng đế có nhu cầu gửi xe, cạnh đó, hàng trà đá cũng trở nên tấp nập với các khung giờ từ sáng đến tối.

“Bệnh nhếch nhác
Quán trà đá vỉa hè đông khách, bất chấp chiến dịch "giành lại vỉa hè" (ảnh chụp trưa 27/3)

Theo thông tin phóng viên nhận, chiều 29/3, lực lượng chức năng quản lý địa bàn đã tổ chức xử lý vi phạm trật tự khu vực cổng trường Đại học GTVT. Những tấm biển xanh “điểm trông giữ xe vào vườn thú” đã được thu, cất. Tuy nhiên, tình trạng bán hàng và trông giữ xe vẫn còn tồn tại.

“Bệnh nhếch nhác
Những chiếc biển "quảng cáo" sau khi có lực lượng chức năng ra quân thì được cất đi nhưng hoạt động trông xe vẫn tồn tại
“Bệnh nhếch nhác
Vạch phân làn ở lòng đường trở thành một phần "bãi xe"

Được biết, Thanh tra Sở Giao thông Vận tải và Công an TP Hà Nội nhiều lần ra quân xử lý các hành vi lấn chiếm, xâm hại hạ tầng giao thông... trong đó có lòng đường, vỉa hè song tình trạng tái đi tái lại, xử lý nhưng chưa dứt điểm vẫn tồn tại.

Ngoài khu vực được rào chắn sơ sài, phía còn lại của ga Cầu Giấy, tình trạng cũng không khả quan hơn (ảnh chụp 27/3)
Ngoài khu vực được rào chắn sơ sài, phía còn lại của ga Cầu Giấy, tình trạng cũng không khả quan hơn (Ảnh chụp ngày 27/3)

Một tháng qua, chiến dịch “giành lại vỉa hè phong quang cho người đi bộ” được các cấp chính quyền, lực lượng chức năng ở tất cả địa bàn trên TP Hà Nội thực hiện rất kiên quyết. Công tác này được đánh giá là “khó” vì rất dễ tái diễn, phụ thuộc vào cả ý thức người dân. Tuy nhiên, không vì thế mà chiến dịch đi vào bế tắc, bởi không ít địa bàn đã ghi nhận sự chuyển biến tích cực từ sự vào cuộc của tất cả các thành viên trong Ban Chỉ đạo 197 các cấp.

Ngược lại, khu vực xung quanh và đối diện cổng trường Đại học GTVT dường như bị “lãng quên”.

Vị trí đỗ xe quen thuộc của các tài xế
Vị trí đỗ xe quen thuộc của các tài xế xe khách ở khu vực dưới chân ga Cầu Giấy (Ảnh chụp ngày 27/3)

Vấn đề làm thế nào để việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp tái vi phạm, không để bộ mặt đô thị nhếch nhác, gây bức xúc kéo dài trở thành một căn bệnh khó chữa. Bởi điều này vô hình trung sẽ ảnh hưởng đến kết quả của một chiến dịch được thực hiện đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới và là kỳ vọng của nhiều người dân Hà Nội.

Hoa Thành
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động