Bác sĩ mách bạn:

Cách chăm sóc khi bị tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang

Mùa kiến khoang đang vào đỉnh điểm, viêm da tiếp xúc do kiến khoang có thể gây hậu quả nghiêm trọng như tổn thương mắt, sẹo... bác sĩ da liễu Hoàng Văn Tâm mới đây đã chia sẻ về cách chăm sóc khi bị tiếp xúc với độc tố kiến khoang. Với hi vọng cung cấp thêm thông tin để cộng đồng có thể ngăn ngừa được mùa kiến khoang đang hoành hoành.
Bác sĩ mách bạn: Phòng bệnh hô hấp lúc giao mùa cho trẻ Bác sĩ mách bạn: Con khóc lặng và thiếu máu, thiếu sắt Bác sĩ mách bạn: 12 bí kíp cho con uống thuốc dễ dàng hơn Cảnh báo vào mùa kiến ba khoang ở Hà Nội, TP HCM Bác sĩ mách bạn: Dự phòng và điều trị viêm da tã lót Bác sĩ ơi: Bị kiến ba khoang cắn, phải xử trí thế nào? Hít phải chất diệt côn trùng, hàng chục công nhân nhập viện cấp cứu Cảnh báo sốc phản vệ do côn trùng Thanh Hóa: Nhặt được 120 triệu đồng, mẹ con Trung úy công an tìm trả cho người mất

Bác sĩ da liễu Hoàng Văn Tâm chia sẻ kiến thức về loài Kiến ba khoang như sau:

Kiến ba khoang là loại côn trùng độc hại thường xuất hiện vào mùa mưa, khi bị đốt thường để lại vết bỏng rát, mụn nước trên da. Với hình dạng bé nhỏ tưởng chừng như vô hại, nhưng trên thực tế chất độc của nó tiết ra lại gây ra nhiều hậu quả đáng sợ như biến dạng vùng da, hư hoại phần bề mặt da khó lấy lại được như trước. Nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn đến nhiễm trùng nặng.

cach cham soc khi bi tiep xuc voi doc to kien ba khoang
Cách chăm sóc khi bị tiếp xúc với độc tố kiến ba khoang

Trên thực tế, kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes. Nó có hình dáng giống con kiến (nên dân mình gọi nó là con kiến, nhưng nó không phải là kiến), dài 6-10mm, bề ngang 0.5-1mm, gồm 3 phần đầu, thân, đuôi với các màu sắc khác nhau (vì thế nên mình gọi là kiến 3 khoang chăng?). Điểm nhận biết kiến ba khoang nữa đó là phần thân có các eo thắt lại, đuôi thường cong lên.

Loài côn trùng này ăn các loài côn trùng có hại khác, chính vì thế nó thường xuất hiện vào các mùa thu hoặc thời gian nhiều loài côn trùng khác xuất hiện.

cach cham soc khi bi tiep xuc voi doc to kien ba khoang
Kiến ba khoang thường xuất hiện vào mùa Thu

Chúng tiết ra pederin là 1 acid mạnh. Acid này được tiết ra chủ yếu từ kiến khoang cái. Nó không cắn chúng ta, mà tiết ra chất này từ hậu môn khi chúng ta chạm hoặc giết kiến.

Kiến khoang xuất hiện trong điều kiện, thời tiết ẩm ướt, gần cánh đồng, rừng hoặc nơi có nhiều cây cối, nguồn nước, đặc biệt xuất hiện vào mùa thu hoạch. Trong nghiên cứu của Sufian thấy rằng số lượng kiến ở tầng trệt khoảng 10 con, trong khi ở tầng 3 khoảng 50 con (gấp 5 lần). Vì thế kiến hay xuất hiện thành dịch ở các khu chung cư, kí túc xá. Cũng theo tác giả Sufian nơi không có hoặc ánh sáng yếu gần như không thu hút được kiến, trong khi ánh sáng mạnh thu hút được trung bình 20 con. Điều này lý giải tại sao ở các thành phố lớn tuy không gần đồng ruộng mà vẫn thu hút được kiến khoang bay vào.

cach cham soc khi bi tiep xuc voi doc to kien ba khoang
Tổn thương ban đầu ở cánh tay, khi bệnh nhân gấp tay lại sẽ lây tổn thương sang vùng khác

Theo bác sĩ Tâm biểu hiện viêm da tiếp xúc kích ứng là trung tâm xuất hiện mụn mủ, mụn nước hoặc trợt xung quanh là quầng viêm đỏ. Thường có cảm giác châm chích hoặc bỏng rát, phân bố tổn thương ở vùng hở, xắp xếp thành vệt dài. Bác sĩ Tâm cũng nhấn mạnh, khi tổn thương vào mắt cần khám chuyên khoa mắt để phối hợp điều trị.

"Sau giai đoạn cấp tính, tổn thương sẽ khô và bong vảy, cuối cùng có thể xuất hiện tăng sắc tố, thậm chí sẹo nếu tổn thương loét sâu (thường do không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nhiễm nhiều acid, bội nhiễm). Thông thường tổn thương tự lành sau 1-3 tuần. Nếu được điều trị đúng cách tổn thương lành sau 5-7 ngày". - Bác sĩ Tâm cho biết

cach cham soc khi bi tiep xuc voi doc to kien ba khoang
Khi bị nhiễm độc tố Kiến ba khoang, Bác sĩ không khuyến cáo người bệnh sử dụng các loại thuốc xanh, đỏ, tím, vàng như trong hình

Các tính huống gặp bệnh: thường gặp nhất là sau khi ngủ dậy do buổi tối ngủ chúng ta vô tình chạm, chà xát vào kiến. Vì thế tên bệnh còn gọi là bệnh “bỏng vào buổi tối hoặc thức dậy và xem” “night burn”or “wake and see” disease.

Khi tiếp xúc với độc tố kiến khoang cần rửa ngay với xà phòng và nước. Vì bản chất chất độc là acid nên xà rửa bằng xà phòng (có tính chất kiềm) giúp trung hòa độc tố; Dùng gạc lạnh đắp trong vòng 20 phút.

"Nếu bị nhiễm độc tố kiến ba khoang ở giai đoạn cấp tính có thể dùng corticoid bôi, nếu có bội nhiễm có thể phối hợp thêm với fucidic (sản phẩm 2 trong 1 hay dùng là Fucicort bôi ngày 2 lần). Gần đây Ramin sử dụng kem lô hội 0.5 hoặc 2% cho hiệu quả lành tổn thương nhanh hơn so với dexamethasone 1%. Với giai đoạn bong vảy về sau nên dùng sản phẩm dưỡng ẩm có tính chất phục hồi hàng rào bảo vệ hoặc bít như ceradan, Vaseline… Các loại thuốc xanh, đỏ, tím vàng… không khuyến cáo dùng". - Bác sĩ Tâm chia sẻ

cach cham soc khi bi tiep xuc voi doc to kien ba khoang
Nếu bị nhiễm độc tố kiến ba khoang ở giai đoạn cấp tính có thể dùng corticoid bôi

Để phòng tránh Kiến ba khoang, chúng ta cần dùng lưới bảo vệ tránh côn trùng ở cửa sổ, đặc biệt vào thời gian kiến sinh trưởng mạnh: Thường từ tháng 8-12, đỉnh điểm là mùa thu hoặch lúa vào tháng 10-11.

Mắc màn khi đi ngủ, đặc biệt là vào thời gian kiến sinh trưởng mạnh, vừa tránh kiến vừa tránh muỗi đốt (đây cũng đang là quãng thời gian sốt xuất huyết hoành hoành nên sử dụng màn có tác dụng kép).

cach cham soc khi bi tiep xuc voi doc to kien ba khoang
Nhà cao tầng nên sử dụng cửa lưới để tránh việc Kiến ba khoang "nhập cư trái phép"

Kiến ba khoang thường bị hấp dẫn bởi ánh sáng, vì thế buổi tối không nên mở cửa sổ khi bật đèn. Nếu muốn thoáng có thể mở cửa sổ khi đèn đã tắt.

Trước khi đi ngủ cần kiểm tra xem trong phòng có kiến không, chú ý các vị trí gần bóng đèn nơi kiến tập trung nhiều nhất. Khi phát hiện kiến không giết kiến trực tiếp bằng tay.

Khi thấy kiến bò trên người, nên để một miếng giấy trên đường nó di chuyển, khi nó di chuyển vào giấy, loại bỏ kiến ra khỏi da.

Đinh Linh
Phiên bản di động