Cả nước triển khai gần 2.000 km cao tốc

Các khâu thanh, kiểm tra trong quá trình thi công, xây dựng cao tốc hiện khá chặt chẽ. Ngoài thanh tra ngành giao thông còn có sự tham gia của Công an, thanh tra Chính phủ để hạn chế những vấn đề nhạy cảm...
Vùng kinh tế phía Nam chưa được đầu tư cao tốc tương xứng đúng tiềm năng Hơn 84.000 tỉ đồng cho 3 dự án đường bộ cao tốc Chủ tịch Quốc hội: Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư cao tốc

Ngành giao thông hiện nay không ai dám làm sai

Chiều nay (9/6), tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể, nội dung về đường cao tốc được nhiều đại biểu quan tâm.

Đại biểu Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) nêu vấn đề: Hiện cả nước dồn sức làm cao tốc nhưng chất lượng đường vừa qua đặt ra nhiều vấn đề. Nguyên nhân là thiết kế, thi công hay giám sát?

Cả nước triển khai gần 2.000 km cao tốc
Đại biểu Đinh Ngọc Minh

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, cao tốc chất lượng kém thường rơi vào đường cấp thấp. Còn đường chất lượng cao "có nhưng không tới mức dự án cao tốc nào cũng không đảm bảo chất lượng". Xây dựng cơ bản hiện nay phải làm thật tốt, dự án cao tốc hiện nay và sắp tới sẽ bám theo các tiêu chí này.

Theo Bộ trưởng, các khâu thanh, kiểm tra trong quá trình thi công, xây dựng cao tốc hiện khá chặt chẽ, ngoài thanh tra ngành Giao thông còn có sự tham gia của Công an, thanh tra Chính phủ để hạn chế những vấn đề nhạy cảm.

"Ngành Giao thông hiện nay không ai dám làm sai. Ký tá cũng cân đong đo đếm, đảm bảo quy định pháp luật", Bộ trưởng Thể khẳng định.

Cả nước có 48 nhà thầu đủ năng lực làm cao tốc

Đại biểu Lê Hoàng Anh nhắc lại lời Bộ trưởng nói rằng các dự án lớn mới bị chậm tiến độ và hiện chưa khắc phục được. Tuy nhiên, Bộ GTVT lại trình 5 dự án lớn tiếp theo, nếu thời gian tới cùng lúc có 9 dự án thực hiện thì khả năng chậm tiến độ là hiện hữu. Trong khi Luật đầu tư công quy định thời hạn cho các loại dự án.

"Đề nghị Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết hiện có bao nhiêu nhà thầu thi công đủ năng lực thực hiện dự án này? Có bao nhiêu máy móc cùng thi công 9 dự án trên? Nếu không đảm bảo tiến độ thì trách nhiệm tham mưu của Bộ trưởng thế nào?", ông Hoàng Anh chất vấn.

Cả nước triển khai gần 2.000 km cao tốc
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn

Trả lời phần chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói, có 48 nhà thầu từng làm công trình giao thông cấp 1 (làm được cao tốc), có thể đảm nhận dự án từ 1.000- 5.000 tỷ đồng. Trong đó có 2 nhà thầu có thể làm dự án hơn 5.000 tỷ đồng. "Với lực lượng đông đảo như vậy, chúng ta có thể đấu thầu lựa chọn nhà thầu", ông Thể khẳng định.

Bộ trưởng Bộ GTVT nói thêm, trong quá trình triển khai, không phải nhà thầu chính sẽ làm 100% mà thường thuê 30% để nhà thầu nhỏ tham gia cùng. Vì vậy có hàng trăm nhà thầu nhỏ có thể tham gia cùng 48 nhà thầu lớn này.

Vành đai 4- Vùng Thủ đô sẽ khởi công vào tháng 6 năm 2023

Báo cáo trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030, đến năm 2025 hoàn thành 3.000 km cao tốc, tới năm 2030 hoàn thành 5.000 km.

Bộ Chính trị đã xác định tuyến cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025 phải được hoàn thành, ưu tiên bố trí nguồn lực để triển khai dự án này. Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn, bổ sung nguồn vốn từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội bố trí cho cao tốc.

Theo Phó Thủ tướng, trong giai đoạn 2021-2025, sẽ tập trung vào các dự án lớn sau: Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 dài 654 km; Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 dài 729 km.

Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp này 5 tuyến cao tốc dài 549 km. Như vậy, tổng chiều dài toàn bộ tuyến cao tốc đang triển khai là 1.932 km; Tới nay đã hoàn thành 1.290 km.

Cả nước triển khai gần 2.000 km cao tốc
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu tại phiên chất vấn

Về tiến độ triển khai cụ thể các dự án, Phó Thủ tướng cho biết: Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 đã được Quốc hội phê chuẩn chủ trương đầu tư năm 2017 với chiều dài 654 km, đã khởi công rải rác trong 3 năm 2019, 2020 và 2021, sẽ hoàn thành toàn tuyến vào năm 2023.

Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 với chiều dài 729 km được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 1 vừa qua, hiện nay đã triển khai lập dự án đầu tư, kiểm đếm, cắm mốc chỉ giới, lập phương án đền bù, toàn bộ 729 km sẽ khởi công vào năm 2022, phấn đấu hoàn thành vào năm 2025, thông toàn bộ tuyến cao tốc Bắc Nam vào năm 2025 với tổng chiều dài 2063 km từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

Các tuyến còn lại, tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột dự kiến khởi công tháng 6 năm 2023 nếu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này, cơ bản hoàn thành vào năm 2025 và đưa vào khai thác, sử dụng năm 2026.

Vành đai 3 TP. HCM và Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ khởi công vào tháng 6 năm 2023, cơ bản hoàn thành vào năm 2026.

Vùng kinh tế phía Nam chưa được đầu tư cao tốc tương xứng đúng tiềm năng Vùng kinh tế phía Nam chưa được đầu tư cao tốc tương xứng đúng tiềm năng
Hơn 84.000 tỉ đồng cho 3 dự án đường bộ cao tốc Hơn 84.000 tỉ đồng cho 3 dự án đường bộ cao tốc
Chủ tịch Quốc hội: Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư cao tốc Chủ tịch Quốc hội: Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đầu tư cao tốc
Hạnh Nguyên
Phiên bản di động