Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Khả năng chịu đựng của doanh nghiệp đã đến mức tới hạn

Do đó, thời gian tới Chính phủ cần có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn...
Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thu 36 khoản phí, lệ phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp Áp lực trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ngày càng nặng nề Các doanh nghiệp đang khó khăn chồng chất Đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá chính xác thực trạng doanh nghiệp rời khỏi thị trường

Chia sẻ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023, diễn ra sáng 3/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong bối cảnh thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, kịp thời từ đầu năm đã bước đầu phát huy hiệu quả.

Theo đó, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu tháng 5/2023 tiếp tục có chuyển biến so với tháng 4 và quý I. Tín hiệu cho thấy tăng trưởng kinh tế có thể tích cực hơn trong quý II. Tuy nhiên, do những khó khăn, thách thức chung của thế giới, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về dòng tiền, thị trường và đơn hàng; nhiều dự án đầu tư, dự án bất động sản bị đình trệ, chậm triển khai…

"Đây là thách thức lớn, cần tập trung hỗ trợ, tháo gỡ để củng cố, thúc đẩy các xu hướng chuyển biến tích cực của nền kinh tế, tạo điều kiện phấn đấu thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển năm 2023", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Khả năng chịu đựng của doanh nghiệp đã đến mức tới hạn
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2023.

Trong tháng 5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch điện VIII, khơi thông nguồn lực đối với các dự án năng lượng điện tái tạo, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đã ban hành nhiều công điện để chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thị trường bất động sản..

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sát sao của Chính phủ, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 3,55% so với cùng kỳ, tiếp tục xu hướng giảm (4 tháng tăng 3,84%) dù đã điều chỉnh tăng giá điện tăng 3% từ ngày 4/5/2023; lạm phát cơ bản tiếp tục chuyển biến tích cực.

Đồng thời, thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; lãi suất cho vay giảm; ổn định tỉ giá phù hợp với diễn biến thị trường; bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đạt 48% dự toán, trong đó thu nội địa đạt 48,4% dự toán.

Các vấn đề tồn đọng, vướng mắc tiếp tục được tập trung tháo gỡ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản bước đầu chuyển biến tích cực, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh,… đã hỗ trợ tích cực, từng bước khơi thông dòng tiền cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những khó khăn, thách thức lớn của thế giới, khu vực sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, thu hút đầu tư,... trong nước.

"Đây là vấn đề chung của các quốc gia, các nền kinh tế đang phải đối mặt, không thể có chuyển biến rõ rệt ngay trong"một sớm, một chiều", trong khi áp lực điều hành kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng trong nước tăng cao", ông Nguyễn Chí Dũng chia sẻ.

Người đứng đầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp trong nước sau thời gian dài của dịch COVID-19 đã đến mức tới hạn. Do đó, cần có các giải pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ hơn; phát huy kết quả đã đạt được, tranh thủ mọi nguồn lực, cơ hội, tận dụng thời gian để phục hồi kinh tế, thực hiện các giải pháp trong trung và dài hạn như tăng trưởng xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn...

Hậu Lộc
Phiên bản di động