Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội

Quyết định 874/QĐ-BTTTT có hiệu lực từ 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông được xem là "chìa khóa", định hướng cho người sử dụng mạng xã hội "an toàn" trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay.
Ứng dụng giúp hoá thành nhân vật hoạt hình gây sốt mạng xã hội Từ tin báo qua mạng xã hội: Lái xe vượt đèn đỏ bị phạt 4 triệu đồng Nam thanh niên dùng clip “nóng” đe dọa bạn gái cũ đáp ứng "tình, tiền" Hà Nội tăng cường xử lý nghiêm tình trạng “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội Đưa clip nhạy cảm lên mạng xã hội "dọa" người yêu cũ để "đổi" lấy 2 năm tù?

Cụ thể, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các quy tắc sau đây: Nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội; Chia sẻ những thông tin có nguồn chính thống, đáng tin cậy; Không đăng tải những nội dung vi phạm pháp luật, các thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác…

Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải công bố rõ ràng các điều khoản sử dụng dịch vụ, bao gồm tất cả các quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng; Hướng dẫn người sử dụng mạng xã hội, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yếu thế trong xã hội sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh nhằm tránh bị khai thác, lạm dụng, bạo lực về tinh thần trên mạng xã hội;…

Quyết định 874 có hiệu lực kể từ ngày 17/6/2021. Mục đích của bộ quy tắc nhằm tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tê mà Việt Nam đã tham gia; Xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Trước đó, Tuổi trẻ và Pháp luật đã đăng tải nhiều thông tin về việc các tổ chức, cá nhân đăng tin sai sự thật, đặc biệt về dịch bệnh Covid-19 khiến dư luận hoang mang. Mặc dù sau đó các thông tin được gỡ bỏ hoặc đính chính, chủ tài khoản cũng chịu phạt nặng, nhưng hậu quả mà nó để lại không phải ai cũng lường hết được.

Gần đây nhất, tài khoản fb "Hà Nội Phố" của ông Trần Văn Duy có đăng tải thông tin sai sự thật về Covid-19. Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ngay sau đó đã ban hành quyết định xử phạt với ông Duy. Theo đó, ông Duy buộc phải nộp số tiền 12,5 triệu đồng và gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Hay ở Bắc Giang, lực lượng chức năng liên tục phát hiện và lập biên bản các trường hợp tung tin, chia sẻ thông tin sai sự thật xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân trên facebook. Điển hình là tài khoản facebook "Thu Ngô" và tài khoản zalo "Người Di Cư" buộc chủ tài khoản phải gỡ bỏ thông tin vi phạm và chịu mức phạt 7,5 triệu đồng.

Thực tế, việc mỗi người dân sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, văn hóa và hiểu biết thì đây hoàn toàn là một kênh tốt để cập nhật thông tin và lan tỏa những điều tốt đẹp. Ngược lại, nếu không, chính mạng xã hội sẽ là "con dao" khiến người chơi "đứt tay" bất cứ lúc nào.

Hoa Thành
Phiên bản di động